- Phép tắc 19: BIẾN MỤC TIÊU THÀNH HIỆN THỰC

63 0 0
                                    

Cây gỗ của bạn phải do chính bạn đốn lấy, nước của bạn phải do chính bạn đào lấy, mục tiêu chính của cuộc đời bạn phải do chính bạn tạo ra, biến mục tiêu thành hiện thực là việc của chính bạn.

Trong quyển "Định luật thành công", Napoleon Hill đã đưa ra những bước dưới đây để biến mục tiêu thành hiện thực.

1. Bạn phải xác định con số cụ thể mà bạn hy vọng có được trong tâm trí

Nói một cách vô vị: "Tôi muốn có thật nhiều, thật nhiều tiền", thì không có ích gì cả. Bạn cần phải xác định tiêu chuẩn đánh giá cụ thể cho thành công mà bạn đang đeo đuổi. Ví dụ, kiếm bao nhiêu tiền, làm quan chức lớn đến đâu, giành được thành quả gì trong khoa học...

Cùng là kinh doanh bất động sản, kế hoạch của Tom là vay ngân hàng 1200000 đô, trong khi John chỉ vay 1191900 đô. Cuối cùng, ngân hàng đã cho John vay và từ chối Tom. Nguyên nhân là giám đốc ngân hàng cho rằng dự đoán của John cụ thể và có cân nhắc kỹ lưỡng, chứng tỏ John làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, hy vọng thành công khá cao.

Từ đó có thể thấy, phải đặt ra một mục tiêu khả thi, cụ thể.

2. Quyết tâm mạnh mẽ sẽ tạo ra kỳ tích

Người có quyết tâm giành được thành công đều biết, tiến bộ là thứ mà ta phải nỗ lực từng chút một mới có được. Ngôi nhà là do từng viên gạch nhỏ xây nên, thắng lợi cuối cùng của một trận đấu bóng là nhờ vào sự tích lũy của từng tỉ số, sự phồn vinh của một cửa hàng là do từng khách hàng tạo ra. Vì vậy, mỗi một thành công to lớn đều là do những thành công nhỏ tích lũy nên.

Một nhà văn kiêm phóng viên chiến trường nổi tiếng đã từng bày tỏ trong bài viết đăng trên "Trích tác phẩm của độc giả" số tháng 4/1954: lời khuyên chân thành nhất mà ông nhận được là "cố đi thêm một dặm đường nữa", dưới đây là một đoạn của bài văn đó:

Trong thời gian chiến tranh thế giới lần hai, tôi và vài người nữa buộc phải nhảy dù thoát thân từ máy bay vận tải bị rách nát. Kết quả là chúng tôi rơi xuống một khu rừng biên giới giữa Ấn Độ và Miến Điện. Lúc này, điều duy nhất chúng tôi có thể làm là lê những bước chân nặng nề đi về phía Ấn Độ. Toàn bộ lộ trình dài 140 dặm Anh, chúng tôi phải trèo đèo lội suối dưới cái nóng như thiêu đốt của tháng tám hoặc trời mưa tầm tã do gió mùa mang lại. Mới đi được một giờ, chiếc đinh từ đôi ủng đã đâm vào chân tôi. Đến chập tối, hai chân tôi đều đã nổi những nốt phồng rộp to như đồng tiền xu. Tôi có thể lê lết đi hết 140 dặm sao? Tình trạng của những người khác cũng tệ không kém, thậm chí còn tệ hơn. Họ có thể đi nổi không? Chúng tôi cho rằng thế là hết, nhưng không thể không đi. Để tìm được một chỗ nghỉ đêm, chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác, đành phải cắn răng cố đi thêm một dặm đường nữa...

Khi tôi gạt mọi công việc khác sang một bên, bắt đầu viết một cuốn sách cả vạn chữ, tâm trí tôi không thể nào yên được. Suýt chút nữa là tôi từ bỏ sự tôn nghiêm của một giáo sư mà tôi luôn cho là vinh hạnh, cũng có nghĩa là gần như tôi không muốn làm. Cuối cùng, tôi buộc mình chỉ nghĩ đoạn tiếp theo sẽ viết như thế nào, chứ không phải là trang tiếp theo, đương nhiên, càng không phải là chương tiếp theo. Trong suốt sáu tháng trời, ngoài việc không ngừng viết từng đoạn, từng đoạn, tôi không làm bất cứ việc gì khác. Kết quả là đã viết xong.

Phép Tắc Của Loài SóiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ