- HỢP TÁC CÓ KHẢ NĂNG SÁT THƯƠNG LỚN NHẤT

53 1 0
                                    

Thực ra, phẩm chất vĩ đại nhất của loài sói chính là tinh thần hợp tác. Có thể nói, tinh thần hợp tác là nguyên nhân quan trọng giúp loài sói có khả năng sát thương lớn nhất. Chủ tịch tập đoàn Haier từng nói: "Điều đáng ca ngợi ở loài sói là tinh thần đồng đội, hợp tác tác chiến trong chiến đấu, thậm chí bất chấp thịt nát xương tan để giành thắng lợi. Một đối thủ như vậy trong cuộc chiến chốn thương trường là đáng sợ nhất, cũng là đối thủ có khả năng sát thương lớn nhất".

Linh dương là loài động vật chạy nhanh nhất của thảo nguyên, nhưng chúng lại thường trở thành con mồi của bầy sói. Trong khi đó, bầy ngựa chạy chậm hơn lại rất ít khi trở thành mục tiêu của bầy sói. Tại sao sói có thể săn được loài linh dương có tốc độ chạy nhanh như thế mà lại rất ít khi săn loài ngựa chạy chậm hơn?

Hóa ra, ngựa là loài động vật sống bầy đàn, chúng cũng có ý thức hợp tác đồng đội và tinh thần đoàn kết như loài sói. Chúng biết rằng nếu chúng không đoàn kết chặt chẽ với nhau thì rất có thể, chúng sẽ trở thành thức ăn của bầy sói. Mỗi khi bị các động vật ăn thịt tấn công, những con ngựa trưởng thành và khỏe mạnh sẽ quay đầu lại với nhau, đuôi hướng ra ngoài, tự động kết thành vòng tròn để những con ngựa non và những con già yếu ở giữa. Chỉ cần kẻ địch đến gần, những con ngựa vòng ngoài sẽ đá vó sau vào kẻ địch. Một khi bị ngựa đá trúng, thì kẻ địch chỉ có từ chết đến bị thương. Vì vậy, rất ít động vật ăn thịt muốn tấn công bầy ngựa, kể cả loài sói có ý thức hợp tác nhất.

Ngược lại, những loài động vật ăn thịt lại rất thích săn loài linh dương. Linh dương không có tinh thần đồng đội để bảo vệ lẫn nhau. Khi bị kẻ thù tấn công, bầy linh dương sẽ bỏ chạy tứ tán. Những con linh dương đã bị phân tán dù có chạy nhanh đến mấy cũng không thoát khỏi vòng vây của kẻ thù và trở thành bữa ăn ngon của chúng.

Trong cuộc cạnh tranh kẻ thích hợp thì sống, nhờ có tinh thần hợp tác mà hàng trăm hàng ngàn năm nay, loài sói đã trở thành một quần thể ưu tú hàng đầu.

Hệ thống hợp tác của loài sói còn bao hàm cả mối quan hệ phức tạp với loài người.

Trong công viên Hoàng Thạch, sau nhiều năm nghiên cứu, quy hoạch, kiên trì đối với chính sách, chấp hành nghiêm chỉnh trong việc nuôi dưỡng bầy sói, người ta đã thu được kết quả vượt xa sự mong đợi. Những con sói hoang không những sống được mà còn sinh sôi. Kế hoạch nuôi dưỡng của công viên Hoàng Thạch cũng trở thành cột mốc trong việc nuôi sói của con người. Hàng ngàn hàng vạn người đã vui mừng khôn xiết khi biết được loài sói, kẻ cướp thức ăn vĩ đại này, lại một lần nữa được dạo chơi trong công viên Hoàng Thạch rộng lớn. Điều này đã truyền đạt đến họ một thông tin: con người và loài sói có thể chung sống hòa bình. Không những thế, hình thức hợp tác này cũng ám chỉ rằng mỗi người chúng ta và công ty nơi mình làm việc cần phải có phẩm chất đặc biệt này, một tinh thần hợp tác trong sự cạnh tranh giữa cá thể và tập thể, đồng nghiệp.

Ông Trương Quả Hỷ, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc tập đoàn Quả Hỷ tỉnh Giang Tây, là một người có ý thức hợp tác mạnh mẽ. Vì ông rất giỏi hợp tác với người khác nên sự nghiệp của ông cực kì thịnh vượng. Năm 1979, ông bắt đầu sản xuất am thờ Phật xuất khẩu sang Nhật Bản, chiếm được phần lớn thị trường am thờ Phật ở Nhật, đồng thời còn mở các đại lý và văn phòng tại Canada, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan và Hồng Kông. Sản phẩm gồm có 5 loại lớn và hơn 2000 chủng loại. Ông đã đứng trong hàng ngũ những nhà tỷ phú.

Ông trùm ngành kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ Trương Quả Hỷ biết rõ mối quan hệ lợi hại của sự vật nên khi khai thác thị trường Nhật Bản, ông quan tâm đến lợi ích của rất nhiều mặt, đối xử tốt với đối thủ và đồng minh. Vì vậy, ông nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của thị trường am thờ Phật của Nhật Bản.

Sau khi Trương Quả Hỷ giành được vị trí nhất định trong thị trường Nhật Bản, ông đã cùng thương gia Nhật xây dựng hệ thống đại lý vững chắc. Toàn bộ sản phẩm am thờ Phật đều do các đại lý ở Nhật tiêu thụ. Ít lâu sau, xuất hiện tình hình mới. Khi am thờ Phật của Trương Quả Hỷ đang bán chạy ở Nhật, một số thương gia Nhật thấy bán am thờ Phật này là rất có lợi. Để giảm bớt chi phí nhập hàng, một số người đã tìm cách đi đường tắt, bỏ qua đại lý để đến đặt hàng trực tiếp với Trương Quả Hỷ.

Nếu xét lợi ích trước mắt, đặt hàng trực tiếp sẽ giảm bớt được khâu trung gian, nơi sản xuất sẽ kiếm thêm một ít tiền. Nhưng nếu xét về lợi ích lâu dài, nhận đặt hàng trực tiếp có nghĩa là sẽ mất đi con đường tiêu thụ hàng hóa mà ông đã tốn rất nhiều công sức để xây dựng. Thậm chí, con đường buôn bán trước đây sẽ quay lưng lại với mình, sẽ liên kết với các đối thủ cạnh tranh. Điều này rõ ràng là một tổn thất. Xuất phát từ hướng suy nghĩ này, Trương Quả Hỷ đã khéo léo từ chối những đơn đặt hàng này nhưng rất cương quyết, tiếp tục duy trì mối quan hệ với các đại lý ở Nhật Bản. Sau đó, các đại lý ở Nhật Bản biết được chuyện này, họ đã rất cảm động, càng tin tưởng Trương Quả Hỷ hơn và cũng giúp ích cho ông trong việc quảng bá sản phẩm. Các thương nhân ở Nhật vốn không dễ gì chịu thua lần này đã tặng cho Trương Quả Hỷ danh hiệu "nhà điêu khắc bậc nhất". Từ đó, việc tiêu thụ sản phẩm của Trương Quả Hỷ ngày càng ổn định hơn trên thị trường Nhật Bản.

Con người nếu không biết nhìn xa, thì phải biết lo gần. Trương Quả Hỷ đã sáng suốt nhìn nhận sản xuất am thờ Phật là một ngành nghề có lợi nhuận rất lớn. Ngoài tập đoàn Quả Hỷ của ông, sản phẩm được sản xuất từ Đài Loan và Hàn Quốc cũng có khả năng cạnh tranh ngang ngửa, chưa kể ở Nhật Bản còn có hàng ngàn hàng vạn xí nghiệp nhỏ sản xuất những mặt hàng tương tự. Nếu chỉ dựa vào hệ thống bán hàng sẵn có và sự góp vốn của một hai công ty Nhật Bản để cạnh tranh với các đối thủ hùng mạnh thì chỉ bị họ o ép và nghiền nát.

Sau khi cân nhắc lợi hại, Trương Quả Hỷ quyết định mở rộng đồng minh, lôi kéo một số phái đối lập trước đây về phía mình. Để chắc chắn hơn, ông còn cùng với các thành viên giỏi tiến hành phân tích, nghiên cứu thật kỹ lưỡng, chọn ra một số xí nghiệp nhỏ có tính đại diện đang nằm rải rác trên nước Nhật. Bằng sự phối hợp ở nhiều mặt, "hiệp hội kinh doanh am thờ Phật" ở Nhật Bản được thành lập vào năm 1991, chuyên bán những sản phẩm điêu khắc sơn mài của tập đoàn Quả Hỷ. Phương thức này đã biến cạnh tranh tiêu cực thành hợp tác tích cực. Năm đó, sản phẩm của họ đã chiếm lĩnh đến sáu phần trong thị trường am thờ Phật của Nhật Bản và giành được quyền chủ động trên thị trường.

Đây chính là chính sách liên kết của Trương Quả Hỷ, chân lý của nó là suy nghĩ cặn kẽ, cân nhắc lợi hại, thoát khỏi cái lợi trước mắt, mở rộng tầm nhìn, xử lý chính xác và quan hệ hợp tác với đồng minh; cuối cùng mới có thể giữ vững được trận địa.

Phép Tắc Của Loài SóiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ