Một con dê tới Thiên Đàng nói với thánh Peter rằng: "Trên đầu tôi có một cặp sừng, là vũ khí sắc bén để tự vệ và tấn công kẻ địch, nhưng tại sao vẫn bị bọn sói trong tay không có tấc sắt ăn thịt chứ?"
Thánh Peter trả lời rằng: "Ngươi và loài sói tuy đều là loài động vật có vú, nhưng ngươi là loài ăn cỏ, còn sói là loài ăn thịt, sói ăn thịt dê là do bản tính trời sinh; ngoài ra, điều này cũng phải trách chính các ngươi".
"Trách chúng tôi?" chú dê đầy vẻ hoài nghi.
"Đúng vậy! Dê quá bằng lòng với hiện tại. Tính cách lại yếu đuối, không hề có ý thức bảo vệ mình, tuy sống bầy đàn nhưng không có tinh thần tập thể. Sói thì lại khác. Với khứu giác nhạy bén, chúng có thể nhận biết mọi hoàn cảnh, khi phát động tấn công thì luôn dũng mãnh tiến lên, khi gặp thất bại thì không bao giờ có thái độ khuất phục, có tinh thần đoàn kết chống lại kẻ địch, đây chính là vũ khí giúp chúng trở thành kẻ mạnh". Thánh Peter giải thích.
"Vậy có thể thay đổi không?" Dê khẩn khoản nói.
"Bản tính của dê không thể thay đổi, bản tính của sói đương nhiên cũng không thể thay đổi. Đây là sự an bài của Thượng Đế."
Kỳ thực, đây không phải là sự an bài của Thượng Đế, mà là kết quả tất yếu của tiến hóa tự nhiên. Sói sở dĩ trở thành sói là do tổ tiên chúng đã ăn thịt ngay từ thời khắc ban đầu, từ đó quyết định chúng là loài ăn thịt. Để sinh tồn, trong huyết mạch của chúng lúc nào cũng tồn tại yếu tố phân tranh. Dê sở dĩ trở thành dê cũng được quyết định ngay từ khi tổ tiên của chúng chọn cỏ là nguồn sinh sống. Trên thảo nguyên bao la, cỏ là thứ rất dễ kiếm, chỉ cần cúi đầu xuống là có thể gặm cỏ no nê bất cứ lúc nào. Sự an nhàn luôn khiến người ta biếng nhác và thoái hóa bản năng. Phương thức sống của loài dê đã làm cho chúng trở thành loài bị săn đuổi.
Kẻ mạnh thì được tồn tại, kẻ yếu ắt bị đào thải, đây là quan điểm nòng cốt của thuyết tiến hóa và cũng là quy luật bất biến của tự nhiên. Ai là bá chủ của tự nhiên, kẻ đó sẽ được quyền ưu tiên phát triển. Trong thế giới loài sói, kẻ yếu sẽ bị lịch sử đào thải.
Người ta từng làm thí nghiệm, nếu để một con chó và một con sói đấu với nhau, thì kẻ thất bại chắc chắn là con chó. Chó và sói tuy thuộc họ gần, hình dạng của chúng cũng gần giống nhau, nhưng tại sao kẻ thất bại lại là chó? Nghiên cứu đã phát hiện, trả qua thời gian dài được con người nuôi dưỡng, loài chó không phải đối mặt với nguy cơ sinh tồn, dung lượng não bộ của chó nhỏ hơn nhiều so với loài sói. Còn đối với loài sói, do sinh sống ở rừng, nên để sinh tồn, chúng buộc phải vận dụng tối đa bộ não của mình. Vì vậy, chúng không những có óc sáng tạo mà còn có trí tuệ sinh tồn khác thường.
Nguyên tắc phát triển của sự vật mãi mãi là "dụng tiến phế thoái" (tức chỉ con người trong quá trình nỗ lực vượt qua trạng thái cân bằng thì các bộ phận và chức năng tương ứng sẽ phát triển theo; khi con người làm việc dưới sự cân bằng thì các bộ phận và chức năng tương ứng sẽ suy thoái theo), đây là một chân lý. Động vật là vậy, thì cớ gì con người lại không như thế. Một cá nhân, nếu muốn tồn tại trong một xã hội luôn cạnh tranh khốc liệt thì phải biết lo xa, biết chủ động, biết trau dồi trí tuệ và bản lĩnh sinh tồn.
Thi nhân Bắc Đảo từng viết: Sự hèn hạ là giấy thông hành của kẻ hèn hạ, sự cao thượng là văn khắc trên bia của người cao thượng. Chúng ta cũng có thể nói, sự yếu đuối là đòn chí mạng của kẻ yếu đuối, sự dũng cảm là vũ khí của người dũng cảm. Muốn đứng vững trong thời đại chớp nhoáng này, kẻ mạnh phải dũng cảm đương đầu. Đặc biệt là người trên thương trường, khi đương đầu với những thử thách, càng cần phải có tinh thần của loài sói.
Vào một ngày sau tết năm 2004, các nhân viên thuộc tập đoàn Lenovo đều nhận được một bức thư mang tên "Lời kêu gọi của sói". Đây là bài hịch phát động văn hóa Lenovo của Dương Nguyên Khánh. Trong môi trường đầy những nguy hiểm, mỗi người đều phải có chút tinh thần của loài sói. Sự vững chãi, trạng thái tinh thần của kẻ mạnh, ý thức cạnh tranh, giữ gìn bản sắc, sự chuyên tâm, trí tuệ, lòng trung thành, tinh thần đồng đội... của loài sói là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp và cá nhân.Doanh nghiệp kêu gọi bản tính của loài sói
Việc tôn thờ loài sói đã trở nên rất phổ biến trong nhiều doanh nghiệp lớn. Tập đoàn Haier, Huawei, Septwolves, Volksawgen, General Electric, Fedex, không quân Canada, bộ đội đặc chủng KSK Đức... đều xem sói là "Tô-tem" trong thế giới tâm linh, là tinh thần của cá nhân và tập thể. Sói là một hình tượng thần kỳ thể hiện sự tinh túy của văn hóa doanh nghiệp.
Một triết gia từng nói: con người trong gió đều phải chịu được sức gió! Mỗi một người trong công việc, sau khi trải qua sự rèn luyện bản tính của loài sói, thì sẽ coi sói là thầy, sẽ học những cái hay của sói. Khi chúng ta giải tỏa được những hiểu lầm đối với loài sói và tiến thẳng vào bản chất không ai sánh kịp của loài sói, chúng ta sẽ có được những thu hoạch lớn. Khi chúng ta nhìn mọi thứ bằng sự ngạo mạn như loài sói, chúng ta sẽ trở thành kẻ mạnh thực sự!Nếu mỗi một nhân viên trong doanh nghiệp đều có chút ít tinh thần của loài sói thì đây là một may mắn đối với doanh nghiệp và cá nhân. Nơi các dòng chảy giao hội sẽ trở thành một biển nước mênh mông, xanh biếc. Tinh thần tích lũy từng chút một của sói sẽ tạo nên một cảnh tượng huy hoàng, xán lạn cho doanh nghiệp.
Nếu mỗi một nhân viên trong doanh nghiệp đều có chút ít tinh thần của loài sói thì đây là một may mắn đối với doanh nghiệp và cá nhân. Nơi các dòng chảy giao hội sẽ trở thành một biển nước mênh mông, xanh biếc. Tinh thần tích lũy từng chút một của sói sẽ tạo nên một cảnh tượng huy hoàng, xán lạn cho doanh nghiệp.
BẠN ĐANG ĐỌC
Phép Tắc Của Loài Sói
AventuraPhép tắc sinh tồn của kẻ mạnh; Dũng cảm, cô độc, đoàn kết, tàn khốc là thế giới của loài sói; Trong thế giới này, không có đúng, không có sai, chỉ có thành công; Không có chính nghĩa, không có tội ác, chỉ có mục đích duy nhất: sinh tồn.