ĐỨC CHUYỂN SANG CHẾ ĐỘ QUỐC XÃ: 1933-1934

23 1 0
                                    

HITLERkhông bao giờ quên chủ thuyết mà ông đã học đượctrong những ngày tháng lông bông ở Vienna về tiến trìnhchiếm quyền lực: liên minh với các định chế mạnh củaNhà nước. Chủ thuyết này được phát huy khá đúng nhưông đã tính toán. Được Quân đội và giới bảo thủủng hộ, Tổng thống đã bổ nhiệm ông làm Thủ tướng.Tuy thế, quyền lực chính trị của Hitler chỉ mới tolớn, chứ chưa toàn vẹn. Hitler đang phải chia sẻ quyềnlực với ba phía có thẩm quyền nêu trên, vốn không liênquan và đang có phần nghi kỵ với phong trào Quốc xã.

Vì thế, côngviệc trước mắt của Hitler là phải nhanh chóng loại bỏcác quyền lực ấy, để một mình Đảng của ông làmchủ Nhà nước, rồi với sức mạnh của một chính quyềnchuyên chế mà thực hiện Cách mạng Quốc xã. Chỉ mớinhậm chức chưa đầy 24 giờ, Hitler đã có động tháimang tính quyết định thứ nhất. Đó chính là giăng ramột cái bẫy cho phe bảo thủ cả tin vốn đang tự cho lànhững "cai tù" của ông. Từ đó Hitler tạo ra mộtchuỗi những sự kiện do ông khởi phát và kiểm soát, mànhờ đó, sau 6 tháng sẽ Quốc xã hoá được hoàn toànnước Đức và nâng ông lên vị trí độc tài của Đếchế – người đầu tiên được thống nhất và tậptrung quyền hành trong lịch sử Đức.

5 tiếng đồnghồ sau khi tuyên thệ nhậm chức, Hitler triệu tập buổihọp Nội các đầu tiên lúc 5 giờ chiều ngày 30 tháng 1năm 1933. Chương trình nghị sự của buổi họp (đượctrình ra trước Toà án Nuremberg) cho thấy Hitler nhanh nhạyvà khôn khéo đến mức nào, cùng với sự hỗ trợ bởiGoering láu cá để bắt đầu lừa dối các đồng nghiệpbảo thủ. Những buổi họp Nội các đều diễn ra trongphòng kín và giống như phần lớn những buổi họp khácdo Hitler và các phụ tá của ông chủ trì, nội dung sẽkhông được công bố, cho đến tận khi tài liệu củaĐức bị tịch thu và bị trình ra trước Toà ánNuremberg.

Hindenburg bổnhiệm Hitler cầm đầu không phải là Nội các tổng thốngchế mà là Nội các dựa trên đa số trong Nghị viện.Tuy nhiên, Chính phủ chỉ có hai Đảng Quốc xã và Quốcgia, cả hai chỉ chiếm 247 ghế trong tổng số 583 ghếNghị viện, vì thế thiếu đa số. Để đạt đa số cầnthiết, họ cần sự hậu thuẫn của Đảng Trung dung Đứcvới 70 ghế. Trong những giờ đầu tiên của Chính phủ,Hitler đã phái Goering nói chuyện với các nhà lãnh đạoĐảng Trung dung Đức và sau đó ông này trở lại vàthông báo cho Nội các biết rằng Đảng Trung dung Đứcđòi hỏi "một vài nhượng bộ". Vì thế, Goering đềnghị giải tán Nghị viện, tổ chức tổng tuyển cử mớivà Hitler đồng ý. Hugenberg chống đối việc Đảng Trungdung Đức tham dự trong Nội các nhưng cũng phản đốitổng tuyển cử mới. Ông thừa hiểu rằng Quốc xã –với những phương tiện của Nhà nước trong tay – cóthể đạt đa số tuyệt đối và sau đó sẽ loại bỏĐảng của ông cùng những người bảo thủ khác. Ông đềnghị đơn giản là đàn áp Cộng sản, với 100 ghế củahọ bị loại bỏ, Quốc xã và Quốc gia sẽ có đa số.Nhưng vào lúc này Hitler không muốn đi xa như thế. Cuốicùng, họ đồng ý với nhau là sáng hôm sau đích thân Thủtướng sẽ thảo luận với Đảng Trung dung Đức và nếukhông đạt thoả hiệp, thì Nội các sẽ yêu cầu tổngtuyển cử mới.

Hitler né tránhthoả hiệp một cách dễ dàng. Ông yêu cầu nhà lãnh đạoĐảng Trung dung Đức, Mục sư Kass, nộp bản kê nhữngvấn đề sẽ được thảo luận và đưa ra những yêu cầumà theo đó Hitler hứa sẽ điều hành theo Hiến pháp.Nhưng Hitler lừa dối cả Kass và Nội các: ông báo cáovới Nội các rằng Đảng Trung dung Đức đã đưa ra nhữngyêu sách quá đáng và không có cơ hội thoả hiệp. Vìthế, Hitler đề nghị Tổng thống giải tán Nghị việnvà quy định kỳ tổng tuyển cử mới. Hugenberg và Papenbị mắc bẫy, nhưng sau khi Hitler long trọng trấn an làNội các sẽ được giữ nguyên bất kể kết quả tổngtuyển cử sẽ như thế nào, cả hai đồng ý. Kỳ tổngtuyển cử mới được ấn định vào ngày 5 tháng 3 năm1933.

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now