KHÔNGcó gì nhiều xảy ra ở phía Tây. Hầu như không có tiếngsúng nổ. Người Đức trên đường phố bắt đầu gọiđây không phải là Blitzkrieg (Chiến tranh sấm sét) mà nóitrại thành Sitzkrieg (Chiến tranh ngồi, hoặc nói trạithành Chiến tranh lấm lét). Ở phương Tây, người ta gọilà "chiến tranh giả vờ". Tướng Anh G. F. C. Fuller diễntả:
"Quân đội mạnh nhất thếgiới [Pháp] đối mặt với không hơn 26 sư đoàn [Đức],ngồi im lìm và trú thân phía sau lớp thép và bê-tôngtrong khi một Đồng minh dũng cảm kiểu Don Quixote đang bịtiêu diệt!"
PhíaĐức có lấy làm ngạc nhiên không? Không ngạc nhiên lắm.Nhật ký của Halder phân tích tình hình ở phía Tây rằngnếu Đức tấn công Ba Lan, thì việc Pháp tấn công làkhó xảy ra. Ông chắc chắn Pháp sẽ không hành quân quaBỉ "chống lại ý muốn của người Bỉ". Ông kếtluận rằng Pháp sẽ giữ thế phòng thủ. Ngày 7 tháng 9,khi số phận lực lượng Ba Lan đã bị định đoạt,Halder đang bận rộn với kế hoạch chuyển những sư đoànĐức qua phía Tây.
Hai ngày sau,Hitler ban hành Chỉ thị số 3 về việc Tiến hành Chiếntranh, ra lệnh chuyển những đơn vị Lục quân và Khôngquân từ Ba Lan sang phía Tây. Nhưng không nhất thiết làđể tác chiến. Chỉ thị nêu:
"Ngay cả sau khi Anh và Phápmiễn cưỡng bắt đầu hành động thù địch, phải xinlệnh của tôi cho mỗi trường hợp sau đây: Mỗi khi lựclượng trên bộ của ta [hoặc]... một máy bay vượt biêngiới phía Tây, [và] mỗi cuộc không kích trên nướcAnh."
Anhvà Pháp đã cam kết sẽ làm gì trong trường hợp Ba Lanbị tấn công? Sự đảm bảo của Anh chỉ có tính chungchung. Nhưng Pháp thì cụ thể hơn, như nêu trong Hiệp địnhQuân sự Pháp-Ba Lan ngày 19 tháng 5 năm 1939. Pháp sẽ "mởnhững cuộc hành quân mạnh dần lên chống lại nhữngmục tiêu giới hạn vào ngày thứ ba sau Ngày Tổng độngviên". Pháp đã tuyên cáo tổng động viên ngày 1 tháng9. Hiệp định nêu thêm rằng "ngay khi Đức có nỗ lựcchính yếu nhắm vào Ba Lan, Pháp sẽ tấn công Đức, bắtđầu từ ngày thứ mười lăm sau ngày tổng động viêncủa Pháp". Khi Tổng Tham mưu phó của Quân đội Ba Lan,Đại tá Jaklincz, hỏi Pháp sẽ có bao nhiêu quân cho chiếndịch tấn công này, Thống chế Gamelin đáp sẽ có 35 đến38 sư đoàn.
Nhưng vào ngày23 tháng 8, khi có dấu hiệu Đức sắp tấn công Ba Lan, vịThống chế nhút nhát lại trả lời rằng phải đợi"không đến 2 năm... vào năm 1941-1942, dựa trên tiền đềlà vào lúc ấy binh sĩ Anh và trang thiết bị của Mỹ sẽhỗ trợ Pháp" ông mới có thể mở 1 chiến dịch tấncông nghiêm túc.
Trong những tuầnlễ đầu của cuộc chiến, Anh chỉ gửi qua Pháp mộtnhúm binh sĩ. Đến ngày 11 tháng 10, 3 tuần sau khi cuộcchiến ở Ba Lan chấm dứt, Anh có 4 quân đoàn – 158.000quân – ở Pháp. Churchill gọi đây là "sự đóng góptượng trưng". Thương vong đầu tiên của Anh - 1 hạ sĩbị bắn thiệt mạng khi đi tuần tiễu – xảy ra ngày 9tháng 12, tức hơn 3 tháng sau khi Quân đội Đức tràn sangBa Lan.
Ngày 9 tháng 10,tác giả đi đến bờ đông của sông Rhine với chiều dàihơn 100 km làm biên giới Pháp-Đức. Không có dấu hiệucủa chiến tranh. Một nhân viên xe lửa nói với tôi rằngkể từ khi chiến tranh bắt đầu, không có một phát súngnào. Binh sĩ hai bên có thể nhìn thấy nhau và ở trong tầmbắn của nhau. Quân Đức đang vận chuyển súng đạn vàhàng hậu cần ở tuyến đường sắt, nhưng quân Phápkhông làm gì để quấy rầy.
![](https://img.wattpad.com/cover/199797997-288-k818278.jpg)
YOU ARE READING
SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃ
Historische RomaneNgay trong năm đầu tiên phát hành - 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba đã bán được tới 1 triệu bản tại Mỹ và được tái bản hơn 20 lần. Cuốn sách là bản tường thuật hết sức chi tiết về nước Đức, dưới sự cai trị của Adolf Hitler và Đảng Quố...