TRONGcuộc sống nhiễu nhương ở Đức bấy giờ nổi lên mộtkhuôn mặt lạ lùng và ranh mãnh, mà cuối cùng đã gópphần lớn hơn bất kỳ ai khác trong việc đào huyệt chonền Cộng hoà. Đó cũng là người cuối cùng giữ chứcvụ Thủ tướng Cộng hoà Đức trong khoảng thời gianngắn ngủi và điều oái oăm hơn là người này chỉ cốgắng cứu vãn chế độ cộng hoà khi đã quá muộn. Đóchính là Kurt von Schleicher, mà trong tiếng Đức cái tên ấycó nghĩa là "mưu đồ" hoặc "lén lút".
Vào năm 1931,von Schleicher là Thủ tướng Lục quân Đức. Sinh năm 1882,ông gia nhập quân ngũ lúc 18 tuổi, phục vụ trong trungđoàn cũ của Hindenburg – nơi ông trở thành bạn thâncủa Oskar von Hindenburg, con trai của vị Thống chế Tổngthống. Ông cũng quen biết với Tướng Groener, người cửông làm tuỳ viên cho mình khi lên thay thế Ludendorff làmTổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần (thực chất lànhân vật số Hai trong Quân đội) vào năm 1918. Chủ yếulà "sĩ quan văn phòng" – chỉ phục vụ một thờigian ngắn trên chiến trường ở Nga – từ lúc nàySchleicher lại được gần gũi với những nhân vật cóquyền lực trong Quân đội và Chính phủ Cộng hoà. Nhờđầu óc lanh lợi, tư cách dễ mến và tinh tế về chínhtrị, các tướng lĩnh và chính trị gia đều có ấn tượngtốt với ông.
Dưới quyềnTướng Chỉ huy Quân đội von Seeckt, ông giữ vai trò ngàycàng quan trọng trong việc tổ chức các Lực lượng Tựdo bất hợp pháp, kể cả "Quân đội Đen" tuyệt mật.Ông là nhân vật chủ chốt thương thuyết với Nga đểbí mật đào tạo sĩ quan xe tăng và không quân ở Nga,cũng như để thành lập công xưởng chế tạo vũ khí ởnước này. Là người có thiên bẩm vận động ngườikhác bằng mánh khóe và mưu đồ, Schleicher tỏ ra thíchhợp với những công tác bí mật. Cho đến đầu nhữngnăm 1930, công chúng vẫn chưa biết đến Schleicher, nhưngsau một thời gian ngắn, giới quân sự và chính quyền đãbắt đầu chú ý đến ông.
Tháng 1 năm1928, qua người bạn thân Oskar, ông được tiếp cận vớicha của Oskar là Tổng thống Hindenburg, đồng thời vậndụng tầm ảnh hưởng với ông này để đề nghị thủtrưởng cũ Groener lên làm Bộ trưởng Quốc phòng. Groenercử Schleicher làm cánh tay phải của mình, đưa ông lênlàm Chánh văn phòng Bộ, phụ trách sự vụ chính trị vàbáo chí của Lục quân và Hải quân,làm đầu mối liên hệ với những bộ khác và các nhàlãnh đạo chính trị. Trên cương vị này, ông tạo thêmảnh hưởng trong số sĩ quan quân đội và cả trong giớichính trị. Trong Quân đội, ông có quyền sinh sát đốivới sĩ quan cao cấp. Năm 1930, ông dùng mánh khóe đểloại ra Tướng von Blomberg, nhân vật số Hai trong Quânđội, đồng thời đưa người bạn cũ là Tướng vonHammerstein lên thay thế. Mùa xuân năm ấy, với sự hậuthuẫn của Quân đội, ông khuyến dụ Tổng thốngHindenburg bổ nhiệm Heinrich Bruening làm Thủ tướng.
Khi đạt đượcthắng lợi chính trị này, Schleicher bắt đầu kế hoạchlớn lao hơn: nắm quyền lãnh đạo Chính phủ Cộng hoà.Cũng như nhiều người khác, ông thấy rõ những nguyênnhân khiến cho nền Cộng hoà bị suy yếu. Có quá nhiềuĐảng chính trị: vào năm 1930 có cả chục Đảng, mỗiĐảng thu trên 1 triệu phiếu. Đảng phái thường bấthoà với nhau, mỗi Đảng chỉ lo vun vén quyền lợi chothành phần cử tri mà họ thay mặt nên không thể tạo đasố vững chắc trong Nghị viện. Vì thế Chính phủ khôngđược ổn định để đối phó với những cuộc khủnghoảng khởi phát từ đầu những năm 1930. Chính phủ Nghịviện trở thành ích kỷ vì các Đảng cứ lo mặc cả vớinhau về quyền lợi của cử tri đã bầu cho họ, mà chẳngmàng đến quyền lợi quốc gia.
YOU ARE READING
SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃ
Historical FictionNgay trong năm đầu tiên phát hành - 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba đã bán được tới 1 triệu bản tại Mỹ và được tái bản hơn 20 lần. Cuốn sách là bản tường thuật hết sức chi tiết về nước Đức, dưới sự cai trị của Adolf Hitler và Đảng Quố...