ÁO BỊ SÁP NHẬP VÀO ĐỨC

33 0 0
                                    


VÀOcuối năm 1937, vì lý do thay đổi công việc từ báo chísang phát thanh, văn phòng chính của tôi được chuyển từBerlin qua Vienna, nơi tôi đã làm việc trong thập kỷtrước. Dù tôi sẽ dành phần lớn thời gian trong 3 nămkế tiếp ở Đức, nhưng công việc mới bao quát toànchâu Âu sẽ giúp cho tôi có cái nhìn tổng thể về Đếchế Thứ Ba, đồng thời đặt tôi ở trong các quốc gialáng giềng mà sau này là nạn nhân của Hitler. Trong nhữngngày này, tôi di chuyển qua lại giữa Đức và quốc gialà đối tượng của cơn giận dữ của Hitler, do đó thuthập được những gì đã kinh qua để kể lại ở đây.Mặc dù cánh nhà báo chúng tôi chính mắt quan sát nhữnggì đang xảy ra, điều lạ lùng là chúng tôi lại thậtsự biết rất ít về căn nguyên của những sự việc ấy.Mưu đồ, thủ đoạn, hành vi phản trắc, quyết định cóhậu quả quan trọng, thời khắc thiếu quyết đoán, hộiđàm giữa những nhân vật trong cuộc – tất cả đềudiễn ra trong vòng bí mật, tránh khỏi cặp mắt soi móicủa những nhà ngoại giao, ký giả và điệp viên nướcngoài, vì thế trong nhiều năm được ít ai biết đếnngoại trừ vài người trong cuộc.

Chúng ta thườngphải chờ cho đến khi đọc được những tài liệu mậtvà nghe lời khai của những nhân vật chính còn sống sót,nhưng phần lớn trong số họ không được tự do lúc vụviệc xảy ra, thậm chí nhiều người còn bị đưa vàotrại tập trung của Quốc xã. Vì thế đa phần những gìghi ra đây là dựa trên chứng cứ được thu thập từnăm 1945. Nhưng có lẽ cũng hữu ích khi một người kểlại lịch sử như thế này lại được có mặt tạinhững biến cố chính và các bước ngoặt này của lịchsử. Do tình cờ mà tôi có mặt ở Vienna vào đêm ngày 11rạng sáng 12 tháng 3 năm 1938, cũng chính là thời điểmđáng nhớ khi nước Áo bị thôn tính.

Hơn một thángnay, thủ đô nằm bên bờ sông Danube xinh đẹp này sốngtrong lo âu. Tiến sĩ Kurt von Schuschnigg, Thủ tướng Áo,sau này nhớ lại khoảng thời gian từ 12 tháng 2 và 11tháng 3 năm 1938 là "Bốn tuần đau khổ". Đại sứFranz von Papen của Đức tại Áo vẫn tiếp tục bỏ côngsức nhằm lũng đoạn nền độc lập của Áo và sáp nhậpquốc gia này vào Đức. Năm sau, ông báo cáo là "chỉ cóthể đạt tiến triển nếu tạo áp lực mạnh lên Thủtướng [Schuschnigg]". Chẳng bao lâu, ý kiến tham mưu nàyđược mang ra thi hành vượt trên cả mức ông có thểnghĩ đến.

Suốt năm 1937,với sự tài trợ và thúc giục từ Berlin, Quốc xã Áogia tăng chiến dịch khủng bố. Bom nổ hầu như mỗi ngàytrên đất Áo, biểu tình diễn ra rầm rộ ở những tỉnhmiền núi và thường gây bạo lực khiến cho Chính phủsuy yếu dần. Kế hoạch bị lộ cho thấy đám côn đồQuốc xã đang chuẩn bị loại bỏ Schuschnigg giống như họđã làm đối với người tiền nhiệm của ông.

Cuối cùng, ngày25 tháng 1 năm 1938, cảnh sát Áo bố ráp văn phòng Trungương bí mật của Quốc xã nằm vùng. Họ tìm thấy tàiliệu chỉ rõ Quốc xã Áo sẽ phát động cuộc nổi dậyvào mùa xuân năm nay và khi Schuschnigg cố đàn áp, Quânđội Đức sẽ tiến vào Áo để ngăn "máu Đức bị đổdo người Đức". Theo Papen, một trong những tài liệunày là kế hoạch ám sát ông hoặc tuỳ viên quân sự củaông, Trung tướng Muff, để tạo lý do cho Đức can thiệp.

Trong khi conngười yêu đời Papen không lấy gì làm vui khi biết lầnthứ hai cá nhân mình là mục tiêu cho Quốc xã hạ sáttheo lệnh của lãnh đạo Đảng ở Berlin, nhưng ông lạicàng buồn thêm lúc nhận tin mình bị sa thải cùng vớiNeurath, Fritsch và vài người khác.

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now