NHỮNG BƯỚC KHỞI ĐẦU: 1934-1937

14 0 0
                                    



TRONG2 năm đầu, chiến thuật của Hitler là nói chuyện hoàbình, bí mật chuẩn bị chiến tranh, thực hiện chínhsách ngoại giao cẩn trọng, âm thầm tái vũ trang nhằmtránh các nước Đồng minh viện dẫn Hoà ước Versaillesmà chống lại Đức bằng quân sự.

Tuy vậy, Hitlerlại sảy chân một cách tệ hại trong việc Quốc xã hạsát Thủ tướng Áo Dollfuss. Trưa ngày 25 tháng 7 năm 1934,một toán S.S. mặc quân phục Quân đội Áo xông vào PhủThủ tướng và bắn thẳng vào họng Dollfuss. Cách đấyít dãy phố, một toán Quốc xã khác chiếm lấy đài phátthanh và loan báo Dollfuss đã từ chức. Hitler nhận đượctin trong khi dự Lễ hội Wagner ở Baureuth. Ông cảm thấykích động khi nhận được tin. Friedelind Wagner, cháu nộicủa nhà soạn nhạc Richard Wagner, là nhân chứng cho việcnày. Sau này, cô kể lại, 2 phụ tá tên Schaub và Bruecknernhận tin tức từ Vienna qua điện thoại rồi thì thầmvới Hitler.

"Sau buổi diễn, Lãnh tụtỏ ra rất kích động. Sự kích động càng tăng khi ôngkể cho chúng tôi nghe tin khủng khiếp... Dù khó che giấuvẻ vui mừng trên nét mặt, Hitler vẫn cẩn thận gọithức ăn trong nhà hàng như lệ thường.

Ông ấy nói: Tôi muốn đitrong một giờ, kẻo không người ta nói tôi có can dựvào chuyện đó."

Ngườita hẳn đã đoán không lầm. Ta còn nhớ trong đoạn đầucủa quyển Mein Kampf (xem Chương 4), chính Hitler viếtrằng sự thống nhất của Áo và Đức là "nhiệm vụphải theo đuổi bằng mọi cách trong suốt cuộc đời".Chẳng bao lâu sau khi nắm chức vụ Thủ tướng, Hitler đãthiết lập cơ sở Đảng Quốc xã ở Áo và phát độngchiến dịch tuyên truyền hô hào những đồng chí củamình ở Vienna triệt hạ Dollfuss. Trong nhiều tháng trướcvụ ám sát, Quốc xã Áo – với vũ khí và chất nổ doĐức cung cấp – thi hành chế độ khủng bố, cho nổtung đường sắt, trạm biến thế, toà nhà Chính phủ vàsát hại những người ủng hộ Dollfuss. Cuối cùng, Hitlerchấp thuận việc thành lập Binh đoàn Áo với vài nghìnquân, đóng dọc biên giới Áo và Bavaria, sẵn sàng tiếnqua chiếm đóng Áo khi có lệnh.

Dollfuss qua đờido vết thương lúc 6 giờ chiều, nhưng cuộc binh biến củaQuốc xã thất bại. Những lực lượng của Chính phủdưới quyền Tiến sĩ Kurt von Schuschnigg nhanh chóng giànhlại quyền kiểm soát, nhóm phản loạn bị bắt và 13người bị treo cổ. Riêng Mussolini, chỉ mới tháng trướcđược Hitler hứa sẽ để yên cho Áo, bây giờ lại khiếncho Đức lo lắng, khi vội vã huy động 4 sư đoàn vùngbiên giới.

Hitler nhanh chóngthối lui. Trước đó, hãng thông tấn chính thức của ĐứcDNB đã soạn sẵn một bản tin cho báo chí bày tỏ vuimừng với việc lật đổ Dollfuss và tuyên cáo một nướcĐức lớn hơn. Bây giờ, DNB lại phải vội vàng thu hồibản tin, thay thế bằng một phiên bản khác bày tỏ lấylàm tiếc với vụ "ám sát tàn nhẫn" và cho biết đâylà vụ việc trong nội bộ của Áo. Hitler phái Papen đilàm công sứ tại Áo và chỉ thị cho ông này phục hồi"mối quan hệ bình thường và hữu nghị".

Niềm vui sướngban đầu của Hitler đã nhường chỗ cho nỗi sợ hãi.

Khi gặp Papen vềviệc làm thế nào để vượt qua cơn khủng hoảng, Hitlerđã la lên: "Ta đang phải đối mặt với một Sarajevomới!"

Lãnh tụ đãlĩnh hội được một bài học. Vụ bạo loạn của Quốcxã ở Vienna là quá nóng vội, giống như vụ Bạo loạnNhà hàng Bia ở Munich năm 1923. Đức chưa có tiềm lựcquân sự đủ mạnh để hậu thuẫn cho cuộc phiêu lưubằng vũ lực như thế. Ngay cả Phát xít Ý cũng cùng vớiAnh và Pháp đòi hỏi duy trì nền độc lập cho Áo. Hơnnữa, lần đầu tiên Liên Xô bày tỏ mối quan tâm khicùng với phương Tây ký Hiệp ước Đông Locarno khiếncho Đức khó có hành động gì ở phía Đông. Vào mùathu, Liên Xô gia nhập Hội Quốc liên. Suốt năm 1934, Đứckhông thể làm được gì để chia rẽ các siêu cườngĐồng Minh. Hitler đành phải hô hào hoà bình, cùng lúctiến hành việc tái vũ trang bí mật, rồi trông chờ cơhội.

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now