ĐỐIvới đa số người bên phe Đồng minh chiến thắng, việckhai sinh nền Cộng hoà ở Berlin ngày 9 tháng 11 năm 1918 cóvẻ như đánh dấu bước khởi đầu mới cho toàn dân tộcvà quốc gia Đức. Chế độ chuyên chế Hohenzollern đãcáo chung, Hoàng đế đã thoái vị và trốn chạy, chínhquyền quân chủ đã bị giải tán, mọi vương triềuở Đức đã chấm dứt và Chính phủ Cộng hoà đã đượctuyên cáo.
Nhưng là đượctuyên cáo một cách ngẫu nhiên! Vào chiều ngày 9 tháng 9,sau khi Hoàng đế thoái vị, Đảng Dân chủ Xã hội dướiquyền lãnh đạo của Friedrich Ebert và Phillipp Scheidemanngặp nhau ở Nghị viện. Họ vô cùng phân vân, không biếtphải làm gì. Ebert ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến,nghĩ rằng bất kỳ người con nào của cựu Hoàng đếlên nắm quyền cũng được, nhưng phải ngoại trừ vịHoàng Thái tử có tư cách phóng đãng ra. Ebert mặc dùđang dẫn dắt Đảng xã hội nhưng lại căm ghét các cuộccách mạng xã hội vì nghĩ chúng chính là tội ác.
Nhưng nhữngcuộc cách mạng ở Berlin vẫn cháy âm ỉ. Thủ đô bịtê liệt vì tổng đình công. Cách toà nhà Nghị viện vàikhu phố, nhóm Spartakist dưới quyền Rosa Luxemburg và KarlLiebknecht đang tập hợp để chuẩn bị thiết lập nềnCộng hoà Xô Viết. Đảng Dân chủ Xã hội cảm thấy loâu. Cần phải làm gì đấy để ngăn cản đây? Một ýtưởng chợt loé lên trong đầu Scheidemann. Không tham khảoý kiến các đồng chí, ông vội vàng tuyên bố thành lậpnền Cộng hoà! Ebert giận dữ, vì đã hy vọng bằng cáchnào đấy có thể cứu vãn được vương triềuHohenzollern.
Thế là, Cộnghoà Đức ra đời, như một cú ăn may. Cả hai phe Xã hộivà Bảo thủ đều chẳng thiết tha với nền Cộng hoà.Phe Bảo thủ và các chỉ huy Quân đội – Ludendorff vàHindenburg – ấn quyền lực chính trị vào tay Đảng Dânchủ Xã hội lúc ấy còn đang lưỡng lự. Bằng cách đó,họ đùn đẩy giao trách nhiệm ký bản Hiệp định đầuhàng và sau đó là hoà ước lên vai của giai cấp côngnhân thiên dân chủ. Giới này sẽ phải chịu sự phêphán về việc nước Đức bại trận và về hậu quảcủa nền hoà bình bị áp đặt lên nhân dân Đức. Đólà trò lừa bịp xoàng xĩnh mà đứa trẻ con cũng nhậnra, nhưng ở Đức lại thành công. Nền Cộng hoà đã chịubất hạnh ngay từ lúc khởi đầu.
Mà mọi việccó lẽ cũng không tệ đến vậy. Khi nắm quyền tuyệtđối vào tháng 11 năm 1918, Đảng Dân chủ Xã hội có thểnhanh chóng đặt nền móng cho nền Cộng hoà vĩnh cửu.Nhưng muốn làm được việc này, họ phải khống chếcác phe phái ủng hộ vương triều, những kẻ không chấpnhận một nước Đức dân chủ: các chủ đất ngườiJunker, lực lượng tự do, công chức cấp cao của đếquốc cũ, và trên hết, tầng lớp lãnh đạo quân đội.Họ cũng phải cải cách đất đai, cải tổ công nghiệpnắm độc quyền, và loại bỏ khỏi hệ thống hànhchính, toà án, cảnh sát, trường đại học và quân độinhững phần tử không muốn phục vụ chế độ dân chủmới.
Đảng Dân chủXã hội – chủ yếu là các nghiệp đoàn với cùng thóiquen nhượng bộ những định chế xưa cũ – không dámthực hiện những việc như thế. Thay vào đó, họ lạimuốn trao quyền cho một định chế luôn có ảnh hưởnglớn trong nước Đức: Quân đội. Dù cho bị đánh bạitrên chiến trường, quân đội vẫn hy vọng có thể trụvững ở hậu phương và chiến thắng phe Cách mạng. Đểthực hiện việc này, họ phải hành động một cáchnhanh chóng và can đảm.
Đêm 9 tháng 11năm 1918, vài tiếng đồng hồ sau khi nền Cộng hoà được"tuyên cáo", điện thoại trong phòng làm việc củaEbert ở Phủ Thủ tướng reo vang. Đó là một cuộc điệnthoại rất đặc biệt, vì được nối với Tổng Hànhdinh Tối cao ở Spa qua đường dây riêng và bí mật. Ebertlúc đó đang ở một mình, ông nhấc máy và đó là giọngcủa Groener. Ebert thật sự ấn tượng trước việc mộtngười từng là thợ làm yên xe, mà giờ đây lại hoangmang vì những biến cố ban ngày đã ấn vào tay ông mộtít quyền lực còn sót lại của nước Đức đang tan rã.Tướng Wilhelm Groener đã tiếp nhiệm Ludendorff làm Chủnhiệm Tổng cục Hậu cần. Trước đó trong ngày, khiThống chế von Hindenburg đang ngập ngừng, chính Groener đãnói thẳng với Hoàng đế rằng binh lính dưới quyềnchẳng còn trung thành với triều đình và ông này phảira đi. Đó là một hành động can đảm mà quân độichẳng bao giờ tha thứ. Ebert và Groener có mối quan hệtôn trọng nhau từ trước, đã thảo luận với nhau vềcách làm thế nào cứu vãn vương triều và Tổ quốc.

YOU ARE READING
SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃ
Ficción históricaNgay trong năm đầu tiên phát hành - 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba đã bán được tới 1 triệu bản tại Mỹ và được tái bản hơn 20 lần. Cuốn sách là bản tường thuật hết sức chi tiết về nước Đức, dưới sự cai trị của Adolf Hitler và Đảng Quố...