ĐIỂM NGOẶT QUAN TRỌNG: STALINGAD VÀ EL ALMEIN NHÓM ÂM MƯU HỒI SINH

6 0 0
                                    


THẤTbại trên mặt trận Nga trong mùa Đông 1941 và việc cáchchức một số thống chế cùng tư lệnh mặt trận cao cấpđã khơi dậy hy vọng của những người âm mưu chốngQuốc xã.

Trong khi Quânđội còn đang gặt hái thắng lợi và vinh quang của Đếchế Đức còn đang vươn cao thì nhóm âm mưu không thểlôi kéo các chỉ huy thực hiện đảo chính được. Nhưngnay những đoàn quân kiêu hãnh bách chiến bách thắng lạiđang phải thoái lui trên băng tuyết và trong giá lạnh,thương vong vượt hơn cột mốc một triệu, cùng với đónhiều tướng lĩnh có tiếng tăm đã bị bãi nhiệm. Vàingười – như Hoepner và Sponeck – bị công khai xử tội.Những người khác bị làm nhục và làm vật tế thầncho nhà độc tài bạo tàn.

Như ta đã biết,những người bị cho về vườn là Thống chế Tư lệnhLục quân von Brauchitsch, Thống chế Tư lệnh Tập đoànquân Nam von Rundstedt, Thống chế Tư lệnh Tập đoàn quânTrung tâm von Bock và Tướng Guderian, thiên tài chỉ huythiết giáp. Tiếp theo là Thống chế Tư lệnh Tập đoànquân Bắc von Leeb, mất chức ngày 18 tháng 1 năm 1942. Ngàyhôm trước, Thống chế von Reichenau, người thay thếRundstedt, qua đời sau một cơn đau tim. Tướng Không quânUdet tự tử ngày 17 tháng 11 năm 1941. Còn có hơn 30 tưlệnh quân đoàn và tư lệnh sư đoàn bị thay thế trongcuộc rút lui giữa mùa Đông.

Nhưng đó chỉmới là khởi đầu. Trước Toà án Nuremberg, Thống chếvon Manstein tóm lược những gì đã xảy ra cho các cấpchỉ huy quân sự khi họ vừa thất trận hoặc cuối cùngcũng đã có đủ cam đảm để chống đối Hitler:

"Trong số 17 thống chế,10 người đã mất chức và 4 người thiệt mạng vì vụ[ám sát hụt Hitler] ngày 20 tháng 7 năm 1944. Chỉ có 1thống chế còn sống sót sau cuộc chiến.Trong số 36 Đại tướng cấp cao, 18 đã bị cho về vườn,5 người bị xử tử hoặc mất chức vì vụ ám sát hụttrên. Chỉ còn lại 3 Đại tướng cấp cao giữ nguyênchức vụ."

Nhưta đã biết, nhóm âm mưu cho rằng chỉ có các tướnglĩnh đang cầm quân mới có đủ sức mạnh để lật đổnhà độc tài Quốc xã. Đến giờ cơ hội vẫn còn trướckhi mọi chuyện trở nên quá muộn. Sau thất bại ở LiênXô và thêm Mỹ tham chiến, họ nghĩ Đức không thể nàothắng trong cuộc chiến, nhưng vẫn chưa thể chiến bại.Một Chính phủ chống Quốc xã ở Berlin vẫn có thể nhậnnhững điều kiện hoà bình để duy trì Đức như là mộtcường quốc và, có lẽ, giữ lại vài lãnh thổ do Hitlerthôn tính, như Áo, Sudetenland và Tây Ba Lan.

Vào cuối mùahè 1941, nhóm âm mưu vẫn còn nghĩ như thế, khi vẫn còncó triển vọng tiêu diệt Liên Xô. Nhưng họ đã bịgiáng một đòn nặng. Hiến chương Đại Tây Dương doChurchill và Roosevelt soạn thảo ngày 19 tháng 8, đặc biệtĐiểm 8, quy định sau chiến tranh sẽ giải giới nướcĐức trong khi chờ hiệp định giải trừ quân bị tổngthể. Hassell, Goerdeler, Beck cùng những thành viên trong nhómthấy điều này có nghĩa là Đồng minh không có ý địnhphân biệt giữa người Đức theo Quốc xã và người Đứcchống Quốc xã. Hassell cho là "Anh và Mỹ không phải chỉchiến đấu chống Hitler mà còn muốn nghiền nát Đức đểĐức chẳng còn có thể phòng vệ được nữa." Nhà cựuđại sứ quý tộc này giờ đã dấn sâu vào âm mưu chốngHitler nhưng đồng thời cũng muốn cứu vãn cho nước Đứccàng nhiều càng tốt, cho rằng Điểm 8 đã "phá huỷmọi cơ may hợp lý cho hoà bình".

Dù đã mất điảo tưởng vì Hiến chương Đại Tây Dương, nhưng nhómâm mưu vẫn thấy cần thiết phải loại trừ Hitler, vìthời điểm này vẫn còn kịp để đàm phán có lợi chonền hoà bình của một nước Đức đang chiếm nhiềuphần đất trên châu Âu. Họ không cảm thấy băn khoănkhi mang những đất đai do Hitler thôn tính ra để mặc cả.Họ tự gọi mình là những "người Đức yêu nước"và đối với Đồng Minh, họ sẽ có "vài yêu cầu rấtvừa phải" nhưng cũng không "bỏ qua một vài đòihỏi". Họ không nói rõ những yêu cầu và đòi hỏi đólà gì, nhưng có lẽ đó sẽ là về đường biên giớiphía Đông năm 1914, thêm Áo và Sudetenland.

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now