BA LAN SỤP ĐỔ

9 0 0
                                    


VÀOlúc 10 giờ sáng 5 tháng 9 năm 1939, Tham mưu trưởng Lụcquân Halder đã thảo luận với Tư lệnh Lục quân vonBrauchitsch và Tư lệnh Tập đoàn quân Bắc von Bock. Sau khiđiểm qua tình hình chiến sự Ba Lan, họ đều đồng ýrằng "quân địch đã bị đánh bại" – như Halder ghivào nhật ký của mình.

Tối hôm trước,chiến sự trên Hành lang Ba Lan chấm dứt khi 2 cánh quâncủa Đức bắt tay nhau: Đại Quân đoàn Thứ Tư củaTướng von Kluge tiến về phía Đông từ Pomerania và ĐạiQuân đoàn Thứ Ba của Tướng Kuechler từ Đông Phổ tiếnvề phía Tây. Chính nhờ trận đánh này mà TướngGuderian trở nên nổi danh với chiến thuật đánh sấm sétbằng xe tăng. Có lúc, trong khi đang tiến nhanh về hướngĐông xuyên qua Hành lang, họ bị Lữ đoàn Kỵ binhPomorska của Ba Lan phản công. Tác giả đi đến bãi chiếntrường vài ngày sau và tận mắt nhìn thấy những chứngtích đến buồn nôn của cuộc tàn sát. Đây là biểutượng cho chiến dịch Ba Lan chóng vánh.

Ngựa của kỵbinh chống lại xe tăng của binh chủng thiết giáp! Giáodài trên tay kỵ binh chống trả đại bác trên xe tăng!Quân Ba Lan dũng cảm và điên rồ để rồi bị Đứcnghiền nát. Đây là kinh nghiệm của họ và của thếgiới về Blitzkrieg, chiến tranh sấm sét. Máy bay thả bomvà máy bay chiến đấu gầm rú trên bầu trời để trinhsát, tấn công, gieo rắc lửa đạn và kinh hoàng, nhữngchiếc Stuka gầm rít khi lao xuống, từng sư đoàn xe tăngxuyên thủng phòng tuyến đối phương và lao đi tiếp vớitốc độ 50 đến 60 km mỗi ngày, những cỗ pháo tiềnphương tự vận hành bắn với tốc độ nhanh di chuyển60 km mỗi ngày, tốc độ khó tin của bộ binh gồm mộttriệu rưỡi người trên xe cơ giới, dưới sự chỉ đạovà điều phối qua thông tin điện tử gồm những mạngvô tuyến, điện thoại và viễn ký. Đó là một cỗ máyquân sự cơ giới khổng lồ mà trước đây thế giớichưa từng thấy.

Không quân BaLan bị tiêu diệt chỉ trong vòng 48 giờ, phần lớn trongsố 500 máy bay hiện đại trúng bom của máy bay Đứctrước khi có thể cất cánh. Nhiều căn cứ không quânbùng cháy và phần lớn quân nhân phục vụ trên mặt đấtbị thương vong. Cracow, thành phố lớn thứ hai của BaLan, thất thủ vào ngày 6 tháng 9. Đêm ấy, Chính phủ BaLan rời Warsaw đi lánh nạn ở Lublin miền Đông Nam Ba Lan.Ngày hôm ấy, Halder bận lo chuyển quân qua phía Tây, tuykhông có hoạt động quân sự nào ở đấy. Xế trưa 8tháng 9, Sư đoàn 4 Thiết giáp tiến đến vùng ngoại ôthủ đô Ba Lan, trong khi về phía Nam Đại Quân đoàn ThứMười của Reicheneau và Đại Quân đoàn Thứ Mười Bốncủa List bắt tay nhau ở nơi hợp lưu hai con sông Vistulavà San.

Quân Ba Lan tanrã chỉ sau 1 tuần. Phần lớn trong số 35 sư đoàn hoặcbị đánh tan tác hoặc bị kẹp giữa những gọng kìmmênh mông vây quanh Warsaw. Bây giờ là đến "giai đoạnhai": Khóa chặt và tận diệt những đơn vị Ba Lan đangbàng hoàng và tan rã hàng ngũ, đồng thời tạo gọng kìmlớn hơn, dài hàng trăm kilomet để bao vây những độihình còn lại của Ba Lan.

Giai đoạn nàybắt đầu ngày 9 tháng 9 và chấm dứt ngày 17 tháng 9.Cánh trái của Tập đoàn quân Bắc dưới quyền Bock vớiQuân đoàn XIX của Guderian tiến chiếm Brest-Litovsk ngày 16tháng 9. Ngày 17 tháng 9, họ bắt tay với đội tuần tiễuthuộc Đại Quân đoàn Thứ Mười Bốn của List, khép lạigọng kìm thứ hai. Ngoại trừ một nhúm nhỏ gần biêngiới Nga, tất cả lực lượng Ba Lan đều bị bao vây.Vài nhóm lẻ tẻ còn chống cự một cách anh dũng, nhưngsố phận của họ đã bị khép lại. Sau khi bị Khôngquân Đức liên tục thả bom và bắn phá, phần còn lạicủa Chính phủ Ba Lan di tản đến một làng nhỏ ở biêngiới Rumania ngày 15 tháng 9. Đối với một quốc gia đầylòng tự hào dân tộc, tất cả đều chấm dứt, ngoạitrừ vài đơn vị vẫn còn mòn mỏi chống cự.

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now