DẪN NHẬP

88 0 0
                                    

TÔIsống và làm việc ở Đế chế Thứ Ba – nước Đứcdưới chế độ Quốc xã – trong nửa thời gian đầu Đếchế này hiện hữu, quan sát Adolf Hitler củng cố quyềnlực để trở thành nhà lãnh đạo độc tài của quốcgia lớn lao nhưng khó hiểu này, rồi dẫn dắt quốc giaấy trên con đường chiến tranh và thôn tính. Nhưng chỉkinh nghiệm cá nhân thôi thì không đủ để thôi thúc tôiviết nên cuốn sách này, mà còn do một sự kiện độcđáo trong lịch sử xảy ra vào cuối Thế chiến II.

Đó là việctịch thu phần lớn thư khố của Chính phủ Đức và mọicơ quan ban ngành, kể cả Bộ Ngoại giao, Lục quân và Hảiquân, Đảng Quốc xã và cơ quan Mật vụ của Himmler. Tôitin rằng chưa từng có kho dữ liệu nào quý báu như thếrơi vào tay các sử gia đương thời. Từ trước đếnnay, thư khố của một quốc gia – ngay cả khi chiến bạivà chính quyền bị cách mạng lật đổ như trong trườnghợp của Đức và Nga năm 1918 – đều bị quốc gia ấygiữ kín và chỉ tài liệu nào phục vụ lợi ích củachế độ cầm quyền nối tiếp mới được công khai sauđó.

Sự sụp đổnhanh chóng của Đế chế Thứ Ba vào mùa xuân 1945 dẫnđến việc tịch thu không những một khối lượng lớntài liệu mật mà cả những tư liệu vô giá khác, nhưnhật ký cá nhân, bài diễn văn, báo cáo hội nghị vàthư tín, kể cả bản ghi chép những cuộc điện đàm củacác lãnh đạo Đảng Quốc xã được ghi âm bởi một cơquan đặc biệt do Hermann Goering thành lập trong Bộ Hàngkhông.

Lấy ví dụ,Tướng Franz Halder giữ một tập nhật ký dày, ghi tốc kýnhững biến cố không những từng ngày mà còn từng giờtrong ngày. Đây là nguồn tư liệu độc đáo trong giaiđoạn từ ngày 14 tháng 9 năm 1939 đến ngày 24 tháng 9 năm1942, khi Halder là Tham mưu trưởng Lục quân, tiếp xúchàng ngày với Hitler và các nhà lãnh đạo khác của ĐứcQuốc xã. Cũng có những cuốn nhật ký khác có giá trịlớn, như nhật ký của Tiến sĩ Joseph Goebbels, Bộ trưởngBộ Thông tin và Tuyên truyền, Đảng viên thân cận củaHitler, của Tướng Alfred Jodl, Tham mưu trưởng Hành quâncủa Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực (OKW). Cũng có nhữngnhật ký của chính OKW và của Bộ Tư lệnh Hải quân.Khoảng 60.000 hồ sơ của Thư khố Hải quân Đức đã ghichép hầu như toàn bộ tin báo, hải trình của tàu, nhậtký, bản ghi nhớ v.v. của Hải quân Đức từ năm 1868(khi Hải quân Đức được thành lập) đến tháng 4 năm1945 (khi hồ sơ bị tịch thu).

Bộ hồ sơ nặngtổng cộng 485 tấn của Bộ Ngoại giao Đức – mà ĐạiQuân đoàn Thứ Nhất của Mỹ tịch thu ngay trước khi bịthiêu huỷ theo lệnh từ Berlin – bao gồm những tài liệucủa giai đoạn từ lúc bắt đầu Đế chế Thứ Hai củaBismarck, qua chế độ Cộng hoà cho đến thời của Đếchế Thứ Ba. Trong nhiều năm sau chiến tranh, hàng tấn tàiliệu của Quốc xã được giữ trong kho lưu trữ củaQuân đội Mỹ ở Alexandria, Bang Virginia, mà Chính phủ Mỹkhông màng mở ra để xem có giá trị lịch sử nào không.Cuối cùng, đến năm 1955, 10 năm sau khi bị tịch thu, nhờsáng kiến của Hội Sử học Hoa Kỳ và sự tài trợphóng khoáng của vài tổ chức tư nhân, kho tài liệuAlexandria mới được khui ra. Một nhóm nhỏ học giả, vớinhân viên và thiết bị hạn chế, xem lướt qua và chụpảnh các tài liệu một cách vội vã trước khi các tàiliệu này được hoàn trả về Đức. Và việc này đãgiúp tìm ra những phát hiện giá trị.

Những bản ghichép của 51 "buổi họp với Lãnh tụ" về tình hìnhquân sự hàng ngày và các cuộc thảo luận tại tổnghành dinh của Hitler, cùng những văn bản ghi lại toàn bộlời phát biểu của Hitler với các nhân vật thân cận vàthư ký trong thời gian chiến tranh là những tài liệu vôcùng có giá trị. Thứ nhất là vài tài liệu của Hitlerchỉ mới bị cháy xém do một sĩ quan quân báo của Sưđoàn Không vận 101 của Mỹ kịp thời thu hồi được,thứ hai là những tài liệu của Martin Bormann, thư kýriêng của Hitler.

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now