VÀOmùa xuân 1941, ngay trước khi Đức tiến công Liên Xô,Adolf Hitler đã cam kết một cách cẩu thả với Nhật Bảntrong loạt hội đàm ở Berlin với Yosuke Matsuoka – vịNgoại trưởng Nhật có xu hướng thân Phe Trục. Biên bảnbuổi họp tịch thu được cho phép ta theo dõi tiến trìnhmà trong đó, Hitler đã tính toán sai lầm một cách tệhại. Các tài liệu cho thấy Lãnh tụ quá dốt nát,Goering quá cao ngạo và Ribbentrop quá dại khờ nên khôngai hiểu biết gì về tiềm lực quân sự của Hoa Kỳ. Đólà một sai lầm nghiêm trọng mà Hoàng đế Wilhelm II,Thống chế Hindenburg và Đại tướng Ludendorff đã từngphạm phải trong Thế chiến I.
Chính sách củaHitler đối với Mỹ về cơ bản là thiếu nhất quán. DùHitler khinh thường sức mạnh quân sự của Mỹ, nhưngtrong hai năm đầu của chiến tranh, ông vẫn cố gắng giữnước này đứng ngoài vòng chiến. Như ta đã biết, đólà nhiệm vụ chính yếu của Đại sứ quán Đức tạiWashington. Phái Bộ ngoại giao Đức làm đủ mọi việc,từ hối lộ dân biểu Mỹ đến trả tiền thù lao cho bàiviết, hỗ trợ cho những người theo chủ trương trung lập– tất cả đều nhằm ngăn Mỹ về phe với kẻ thù củaĐức trong cuộc chiến này.
Nhà độc tàiQuốc xã hiểu rõ rằng Hoa Kỳ – chừng nào mà Rooseveltcòn tại chức – thì sẽ luôn ngáng trở bước đườngchinh phục thế giới của Đức và việc phân chia nhữnglãnh thổ của hành tinh này cho ba nước trong Phe Trục.Hitler thấy rốt cuộc sẽ phải đối phó với Hoa Kỳ"một cách quyết liệt". Nhưng mỗi lần ông chỉ cóthể đối phó với một nước. Đó là bí quyết cho sựthành công của ông ta cho đến lúc này. Đức sẽ tínhđến Hoa Kỳ, nhưng chỉ sau khi đánh gục Anh và Liên Xô.Lúc ấy, với sự hỗ trợ của Ý và Nhật, ông ta sẽ xửlý Mỹ. Bị cô lập và đơn độc, Mỹ sẽ dễ dàng gụcngã dưới sức mạnh của Phe Trục.
Nhật Bản làchìa khoá cho những nỗ lực của Hitler nhằm giữ Hoa Kỳđứng ngoài vòng chiến cho đến ngày Đức sẵn sàng tiếpchiến. Nhật được xem là đối trọng với Mỹ để ngănMỹ can thiệp vào châu Âu mà chống Đức như Mỹ đãtừng làm trong Thế chiến I.
Khi tiếp xúcvới Nhật, khởi đầu Hitler và Ribbentrop nhấn mạnh tầmquan trọng của việc không nên khiêu khích Mỹ, nếu khôngMỹ sẽ từ bỏ chủ trương trung lập của mình. Vào đầunăm 1941, họ thiết tha muốn kéo Nhật vào cuộc chiến,không phải để chống Mỹ, thậm chí không phải đểchống Liên Xô, mà là chống Anh vì Anh không muốn chịuthua. Ngày 23 tháng 2 năm 1941, tại tư gia mà ông chiếmđoạt ở Fuschl gần Salzburg, Ribbentrop đã tiếp vị Đạisứ Nhật nóng tính, Tướng Hiroshi Oshima, người mà tôicó ấn tượng là mang tính Quốc xã còn hơn cả Quốc xã.Ribbentrop nói với vị khách rằng dù Đức đã thắngtrong cuộc chiến, nhưng Nhật vẫn nên tham chiến "càngsớm càng tốt vì quyền lợi của chính Nhật" và chiếmlấy thuộc địa của Anh ở châu Á. Ribbentrop nói tiếp:
"Sự can dự bất ngờ củaNhật sẽ giữ Mỹ đứng ngoài vòng cuộc chiến. Vì chưađược vũ trang đầy đủ và cũng không muốn gây rủi rocho hải quân của họ ở phía Tây Hawaii, nên trong trườnghợp này Mỹ sẽ càng muốn đứng ngoài. Nếu Nhật tôntrọng những quyền lợi của Mỹ, thì Roosevelt càng khôngmuốn viện cớ mất uy tín để thuyết phục người Mỹnên tham chiến. Không thể nào Mỹ tuyên chiến rồi chỉđứng nhìn trong khi Nhật chiếm Philippines."
NhưngRibbentrop tuyên bố ngay cả nếu Hoa Kỳ can dự vào, thì"việc này sẽ không phương hại đến chiến thắng củacác quốc gia Phe Trục". Hạm đội Nhật sẽ dễ dàngđánh bại hạm đội Mỹ và cuộc chiến sẽ chấm dứtnhanh chóng khi Anh và Mỹ sụp đổ. Đây là điều mà nhàngoại giao Nhật tâm đắc nhất. Ribbentrop còn cố đổthêm dầu vào lửa bằng cách khuyên Nhật nên cứng rắnvà "sử dụng ngôn từ thẳng thắn" trong những cuộcđàm phán ở Washington.
YOU ARE READING
SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃ
Ficción históricaNgay trong năm đầu tiên phát hành - 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba đã bán được tới 1 triệu bản tại Mỹ và được tái bản hơn 20 lần. Cuốn sách là bản tường thuật hết sức chi tiết về nước Đức, dưới sự cai trị của Adolf Hitler và Đảng Quố...