CUỘC SỐNG TRONG ĐẾ CHẾ THỨ BA: 1933-1937

13 2 0
                                    

CHÍNHvào lúc này, cuối mùa hè 1934, tôi đến sống và làmviệc trong Đế chế Thứ Ba. Có rất nhiều thứ đã khiếncho một quan sát viên nước ngoài vừa có ấn tượng, vừacảm thấy khó hiểu và khó chịu đối với nước Đứcmới. Đại đa số người Đức dường như không cảmthấy phiền hà khi bị tước mất quyền tự do, khi nhiềunét văn hoá bị huỷ hoại và bị một chế độ tàn bạothay thế. Thậm chí là khi cuộc đời và công việc củahọ bị uốn nắn vào nề nếp đến mức chặt chẽ chưatừng thấy, ngay cả đối với một dân tộc qua nhiềuthế hệ đã quen sống dưới sự kỷ cương như Đức.

Mặt tối củacuộc sống ấy luôn lởn vởn sự khủng bố của Mật vụvà nỗi sợ hãi trại tập trung. Đó là đối với ngườivi phạm kỷ luật, người thân Cộng sản hoặc Xã hội,người có tư tưởng quá tự do hay quá chủ hoà, hoặc làngười Do Thái. Vụ thanh trừng đẫm máu ngày 30 tháng 6năm 1934 là một lời cảnh cáo cho thấy nhà cầm quyềnmới tàn bạo như thế nào. Tuy thế, sự khủng bố củaQuốc xã trong những năm đầu chỉ ảnh hưởng đến mộtsố ít đối tượng. Người nước ngoài mới đến cóphần ngạc nhiên khi thấy người dân của đất nướcnày dường như không cảm thấy họ đang bị thị uy vàđàn áp bằng chế độ độc tài vô nguyên tắc và tànbạo. Ngược lại, họ còn ủng hộ chế độ này vớilòng sốt sắng chân thực. Bằng cách nào đấy, chế độđó đã đem lại cho họ niềm hy vọng mới, sự tự tinmới và lòng tin vào tương lai của đất nước họ.

Hitler đã xoátan một quá khứ với bao chán chường và thất vọng.Từng bước, rồi nhanh chóng (như ta sẽ thấy chi tiếtsau này), ông giải phóng Đức khỏi xiềng xích của Hoàước Versailles, làm rối loạn phe Đồng minh chiến thắngvà giúp cho quân sự Đức hùng mạnh trở lại. Đây lànhững gì mà đại đa số người Đức mong mỏi. Rồi họsẵn lòng hy sinh cho những gì mà Lãnh tụ đòi hỏi: tựdo cá nhân, ăn uống đạm bạc (theo khẩu hiệu "súngđạn đi trước bơ sữa") và lao động cực nhọc. Đếnmùa thu 1936, nạn thất nghiệp về cơ bản đã đượcgiải quyết, hầu như mọi người đều có công ăn việclàm. Từ tháng 1 năm 1933 đến mùa xuân 1937, số ngườithất nghiệp được đăng ký giảm từ 6 triệu xuốngkhông đến 1 triệu. Người ta có thể nghe công nhân –hiện đã mất quyền nghiệp đoàn – nói đùa trong bữaăn là ít nhất sống dưới chế độ của Hitler thì chẳngcòn có tự do chết đói. "Lợi ích chung đi trước quyềnlợi riêng" là khẩu hiệu Quốc xã thông dụng vào thờiđiểm ấy. Dù cho có nhiều nhà lãnh đạo Đức – nhấtlà Goering – lo tích lũy của cải cho cá nhân, thì rõràng là quần chúng đã bị mê hoặc với chế độ "quốcgia xã hội chủ nghĩa" qua lời kêu gọi đặt lợi íchcủa cộng đồng trên lợi ích cá nhân.

Đối với mộtquan sát viên nước ngoài, các luật chủng tộc nhằm gạtngười Do Thái ra khỏi cộng đồng Đức dường như làbước gây sốc lùi về thuở sơ khai. Riêng người Đứclại không phản đối vì họ vốn tự cho mình là chủngngười ưu việt. Duy chỉ có một số người Đức –nguyên thuộc phe Xã hội hoặc tự do hoặc giáo dân CơĐốc từ những tầng lớp bảo thủ ngày xưa – là thấykinh tởm với việc đàn áp người Do Thái. Họ có thểtìm cách giúp vài cá nhân, nhưng về tổng thể thì họchẳng có khả năng làm gì để ngăn chặn làn sóng bàiDo Thái ấy cả. Có thể làm gì được cơ chứ? Họ cóthể hỏi bạn như vậy đấy và đó là câu hỏi chẳngdễ gì mà trả lời được.

Qua báo chí vàtruyền thanh bị kiểm duyệt, người Đức nghe loángthoáng về nỗi kinh sợ ở nước ngoài, nhưng họ thấyngười nước ngoài vẫn đổ xô đến Đức và có vẻnhư vui thích tính mến khách của nước này. So với LiênXô, Đức vẫn còn mở rộng cho cả thế giới nhìn vào.Cũng trái ngược với Liên Xô, Đức Quốc xã cho phépcông dân của họ (chỉ trừ vài nghìn người có têntrong sổ đen của Mật vụ) được đi ra nước ngoài, tuycòn hạn chế do thiếu ngoại tệ. Tuy nhiên, những giớihạn về ngoại tệ này cũng không nghiêm ngặt hơn so vớinước Anh sau năm 1945. Điểm cần ghi nhận là các nhàlãnh đạo Quốc xã có vẻ như không lo lắng rằng nhữngngười Đức thuộc tầng lớp trung lưu sẽ bị tiêm nhiễmtư tưởng chống Quốc xã khi đi đến các nước dân chủkhác.

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now