CHIẾN THẮNG TRÊN MẶT TRẬN PHÍA TÂY

9 0 0
                                    


SÁNGsớm một ngày mùa xuân đẹp trời, 10 tháng 5 năm 1940,Ribbentrop thông báo cho Đại sứ Bỉ và Công sứ Hà Lantại Đức rằng quân Đức đang tiến vào lãnh thổ củahọ nhằm bảo vệ nền trung lập, đồng thời là đểchống lại cuộc tấn công sắp đến của quân Anh vàPháp. Đây cũng là lý do hèn hạ mà Đức đã sử dụngchỉ 1 tháng trước với Đan Mạch và Na Uy. Một tối hậuthư chính thức của Đức kêu gọi 2 Chính phủ ngăn chặnviệc kháng cự. Nếu không, Đức sẽ nghiền nát việckháng cự bằng mọi cách và trách nhiệm đối với việcgây đổ máu "sẽ do Vương quốc Bỉ và Chính phủ Hoànggia Hà Lan gánh chịu".

Cũng như ởCopenhagen và Oslo trước đây, ở Bruxelles và The Hague cácnhà ngoại giao Đức cũng trao công hàm tương tự cho nướcchủ nhà. Tại Bộ Ngoại giao Bỉ, khi máy bay thả bom củaĐức đang gầm rú trên đầu và tiếng bom nổ ở nhữngsân bay kế cận khiến cho cửa kính rung chuyển, thì Đạisứ Đức Buelow-Schwante bước vào văn phòng Bộ trưởngvà bắt đầu rút ra 1 mảnh giấy từ trong túi áo. Ngoạitrưởng Bỉ Paul-Henri Spaak ngăn ông lại:

"Xin lỗi, ông Đại sứ.Để cho tôi nói trước.

Quân đội Đức [Spaak nóimà không giấu giếm cảm nghĩ bị xúc phạm] vừa tấncông đất nước chúng tôi. Đây là lần thứ hai trongvòng 25 năm, Đức phạm tội gây hấn với một nước Bỉtrung lập. Những gì xảy ra có lẽ còn ghê tởm hơn làcuộc xâm lăng năm 1914. Không có tối hậu thư, không cócông hàm, không có lời phản đối theo bất cứ cách nàođược đưa ra trước Chính phủ Bỉ. Chỉ qua chính việctấn công mà Bỉ mới biết rằng Đức xâm phạm nhữngđiều khoản mà Đức đã cam kết với Bỉ... Đế chế Thứ Ba sẽ chịu trách nhiệm trước lịchsử. Bỉ sẽ quyết tâm tự vệ."

VịĐại sứ Đức buồn rầu bắt đầu đọc lên bản tốihậu thư, nhưng Spaak ngắt ngang. "Đưa văn bản cho tôi."Ông nói. "Tôi muốn tránh cho ông một nhiệm vụ đau khổnhư thế."

Chế độ Cộnghoà Đức cam kết sẽ không bao giờ cầm súng đánh Bỉ.Sau khi lên cầm quyền, Hitler liên tiếp tái xác nhận rằngsẽ không bao giờ xâm lấn Bỉ, đồng thời cũng đưa ranhững lời đảm bảo tương tự cho Hà Lan. Ngày 30 tháng1 năm 1937, sau khi từ bỏ Hiệp ước Locarno, Thủ tướngQuốc xã Hitler còn công khai tuyên bố:

"Chính phủ Đức muốntrấn an Bỉ và Hà Lan rằng chúng tôi sẵn sàng công nhậnvà đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và nền trung lậpcủa các quốc gia này."

Sợhãi vì việc Đức tái vũ trang và chiếm lại vùngRhineland, Bỉ muốn quay lại nền trung lập sau khi từ bỏchính sách này năm 1918. Ngày 24 tháng 4 năm 1937, Anh vàPháp bãi miễn cho Bỉ các nghĩa vụ trong Hiệp ướcLocarno. Ngày 13 tháng 10 trong năm này, Đức chính thức vàlong trọng xác nhận:

"... quyết tâm rằng trongbất kỳ trường hợp nào sẽ không xâm phạm sự toànvẹn [của Bỉ] và lúc nào cũng tôn trọng lãnh thổ Bỉ...cùng với đó sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ Bỉ nếu nướcnày bị tấn công..."

Từngày ấy, Hitler thường thiếu nhất quán giữa những lờituyên bố công khai và những lời khiển trách các tướnglĩnh trong bí mật. Ngày 28 tháng 4 năm 1939, khi trả lờiTổng thống Mỹ Roosevelt, Hitler lại nêu rõ "những tuyênbố có tính ràng buộc" đã được đưa ra cho Hà Lan vàBỉ. Không đầy 1 tháng sau, ngày 23 tháng 5, Lãnh tụ lạibảo các tướng lĩnh rằng:

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃWhere stories live. Discover now