Mùa thu ấy trong ký ức của Vũ Đình mát mẻ mà đằng đẵng, đứng ở đoạn cuối cùng tăm tối mặt mày nhất của quãng đời đang dần trôi, tranh thủ chút nhàn tản giữa bộn bề bận rộn mà ngóng ngả về cuộc sống trong quân ngũ vốn ảm đạm vất vả như người ta vẫn đồn đại, có chút vẻ nôn nóng của giai đoạn trước khi rời đi. Còn đối với Đặng Dục Lâm, ấn tượng sâu sắc nhất với cô lại chính là những quẫy đạp cùng hoang mang ở khoảnh khắc trước khi phá kén bung ra, bởi cô không rõ đối với một con sâu róm đã thoát khỏi lớp kén dày, thứ đang chờ đợi nó phía trước là việc hoá cánh bướm màu hay chỉ là một chặng đường khác hoang tàn hơn thôi?
Vũ Đình sinh ra và lớn lên ở một huyện gần nơi phố thị, gia phụ là một tay báo chính trị có tiếng ở Nghĩa Châu, phụ mẫu vốn là giáo viên trường nhất trung trong huyện Tể Hậu, sau này phải nghỉ việc giữa "làn sóng cải cách giáo dục", cực chẳng đã đành phải lui về làm phụ nữ chăm lo nội trợ gia đình. Bởi tính chất công việc người cha khá phức tạp, thường xuyên có kẻ vào người ra trong căn nhà hai tầng, cuộc sống của cả nhà Vũ Đình không đến mức ẩn dật, thế nên bố mẹ luôn cưng nựng đứa con gái độc nhất là cô, vậy nên từ nhỏ tới lớn Vũ Đình chưa từng phải chịu thiệt thòi bao giờ.
Sau khi để con gái học hết năm thứ nhất ở trường trung học mà mình giảng dạy, mẹ cô chán nản với tình trạng lạc hậu của chất lượng giáo dục ở địa phương, muốn cho tiểu thư bé nhỏ duy nhất có thể thi đỗ vào một trường đại học tốt, gia đình huy động hết tất cả khoản tích cóp của một gia đình theo nghề nhà nước, vận dụng mọi mối quen biết xã giao, chuyển Vũ Đình đến một trường cao trung trọng điểm trên tỉnh. Sau khi tốt nghiệp, Vũ Đình về nhà nhất quyết không chịu theo làm việc trên tỉnh, ngày qua ngày nhận việc vặt ở quán trà trong khi giấy báo tốt nghiệp đạt hạng nhất.
Vũ Đình thật khó chấp nhận sự sắp đặt này của số phận: một mặt, việc chuyển vào doanh trại đồng nghĩa với việc từ lúc lọt lòng tới giờ, đây là lần đầu tiên cô phải rời xa cha mẹ mà bước vào khuân khổ; mặt khác, kỉ luật hà khắc nghiêm ngặt khiến cô mỗi tối trước khi đi ngủ nghĩ tới là lại thấy đau lòng. Tất nhiên, rốt cuộc Vũ Đình chẳng thể cưỡng lại ý trời, cũng không nhẫn tâm làm trái với mong đợi tha thiết của tổ quốc, thế nên bắt đầu từ ngày thiết dần, cô đã trở thành chiến sĩ nhân dân chuyển tiếp của hạm đội quân Đông trọng điểm trong tỉnh.
Vũ Đình đã sớm trù liệu rằng khi bước vào một môi trường mới, thoạt tiên sẽ có cảm giác không thích nghi, thế nhưng cô không ngờ thứ cảm giác dằn vặt theo đó xuất hiện lại sâu đậm đến thế.
Ngày Mậu Từ, Vũ Đình đến gặp Đặng Dục Lâm. Chờ mãi, cuối cùng có người trong nhà hát nói cô ấy không có ở đây. Sau đó chẳng ai nói thêm gì nữa, Vũ Đình đi về nhà.
Về đến nơi, Vũ Đình vứt bỏ đám diều giấy, cũng chẳng buồn ngắm nhìn những chú bướm xinh.
Nhớ lại năm xưa những lúc rỗi rãi, cô lại ngồi lên lầu, nơi có thể nhìn về phía con đường đông đúc rồi bật radio nghe bài "Dũng Khí" của ca sĩ Miên Tử, cô cho rằng bài hát này rất dễ nghe.
Ngày ngày nhìn thấy cô ưu phiền, trầm ngâm vú Chu vui vẻ nói, tiểu thư đã đến độ tuổi tương tư rồi đấy.
Cô hỏi mẹ, tương tư là gì, mẹ vuốt vuốt mái tóc Vũ Đình, trong đôi mắt mẹ ngập tràn sự lưu luyến, mãi mà chẳng nói một lời nào.
BẠN ĐANG ĐỌC
[Đam mỹ] Nhân Sinh Như Mộng
RomanceNhân sinh nếu chỉ như lần đầu gặp gỡ, lệ rơi ngập trời không oán tiếc. Ở đây, tình yêu của Kim Chung Hiền và Vũ Đình ban đầu lãnh đạm như nước, một người miễn cưỡng chấp nhận số phận, một người cao ngạo, phong lưu chốn ngõ liễu rủ hoa tinh tường, tí...