1. Mâm cơm mồng ba đề cập lần đầu trong chương 4:
..."Sau lần đó, Đức Kim Thượng chọn ngày mồng ba hằng tháng làm ngày tưởng nhớ đứa con bạc mệnh." ... "Đây cũng là lúc cả bốn người cùng ngồi lại, trò chuyện ăn uống như những gia đình bình thường khác" ... " Sau khi Ngài yên vị trên ghế, thị nữ và thái giám đều lui ra ngoài, nhường không gian yên tĩnh cho gia đình bốn người trò chuyện." ... "Ngài như trút bỏ lớp áo giáp đế vương, khoát lên mình chiếc áo của người chồng, người cha."...
Sau đó, mâm cơm mồng ba còn xuất hiện trong một đoạn khác: Đó là lần Thánh Thượng và Hiệu Nguyệt xảy ra xô xát trong chương 8.
Ngoài ra, đoạn Hiệu Nguyệt đến gặp Thánh Thương tại điện Cần Chánh trong chương 30, cũng là chương cuối cùng, cũng có nhắc đến mâm cơm, nhưng là mâm cơm ngày rằm.
2. Bắp chọn hình ảnh mâm cơm là vì... Bắp sợ thiếu bữa cơm gia đình.
Lần đầu tiên đặt chân lên Sài Gòn, Bắp có một bữa hẹn với gia đình một người quen dưới quê. Trong suy nghĩ của Bắp, đó là một gia đình đúng chuẩn gia đình (tức là... cả nhà rất quan tâm nha, chia sẻ với nhau). Nhưng khi lên đây, gia đình đó không thường xuyên họp mặt nữa. Những bữa ăn gia đình cũng dần thiếu đi người này người kia. Sau đó, Bắp tiếp xúc với nhiều người bạn khác và cũng kha khá người ít có bữa ăn chung với gia đình họ. Gia đình nào càng bận rộn thì càng ít họp mặt hơn. Gia đình tan vỡ một phần cũng bởi vì không thể kết nối được với nhau!
Ở đây, Bắp không có ý phê phán gì. Chỉ là với bản thân Bắp thì Bắp rất sợ cảm giác này. Cái cảm giác mà... cả nhà một ngày giáp mặt nhau không nói quá 10 câu, khi cha mẹ và con cái không có cùng tần số, khi nhà không còn là nơi để trở về...
Bắp sợ cảm giác đó... sợ vô cùng...
Vì thế, Bắp đưa hình ảnh mâm cơm mồng ba vào để... Bắp mong rằng, dù các thành viên có rất nhiều việc cần phải lo, dù bận cỡ nào đi nữa, thì cũng có thể sắp xếp cho nhau 1, 2 buổi tối trong tuần. Cả nhà cùng ngồi lại, ăn cơm, trò chuyện và sinh hoạt. Chỉ nhiêu đó là vui rồi! (ờ thì biết khó với nhìu người lắm... mong thì mong dị hoi)
Như gia đình hoàng tộc này đây. Họ bận rộn, họ có nhiều mối lo, họ không thể suốt ngày dành thời gian bên nhau được. Nhưng mỗi tháng, đến mồng ba, cả nhà dành hẳn một buổi tối cùng ngồi tâm tình. Với Bắp, thế là hạnh phúc rồi...
3. Hình ảnh mâm cơm rơi vỡ trong chương 8 là ám chỉ gia đình đổ vỡ. Còn mâm cơm ngày rằm trong chương cuối lại là hình ảnh gia đình đoàn tụ.
4. Trong chương 11 có đoạn Ngài Ngự chọn ngày mồng ba tháng 11 làm ngày sách phong cho Ngô Đồng.
Bạn có để ý rằng, nếu bạn quá quan tâm đến một thứ gì đó thì bạn có thể nhắc đến nó trong vô thức không? Lúc này, Ngài Ngự đang nửa mê nửa tỉnh. Dường như trong vô thức, Ngài đã nhớ đến mâm cơm mồng ba hôm nào...
5. Tâm sự mỏng...
Đã bao lâu rồi cả nhà bạn không cùng ăn cơm chung vậy? Bắp thì đã hai tuần ời á(haha cũng không quá dài đối với một đứa sinh viên học xa như Bắp)...
Đi học xa mới thấy... thèm cơm nhà ghê gớm. Vì ở nhà có mẹ nấu cho ăn nè. Mẹ nấu ngon hơn cơm canteen nhiều (dĩ nhiên...)
Chẹp chẹp... thèm quá. Hay giờ bắt xe về quê ngay trong đêm không nhỉ!? Chèn ơi chắc mẹ xách chổi rượt chạy từ nhà lên trường lại quá... haha
Nói chứ... Nhớ nhà quá đi!!!
BẠN ĐANG ĐỌC
Ma người người ma
Historical FictionLá ngô đồng nhẹ rơi vì ai? Đứng đó trăm năm có thấy đau lòng? Chỉ cần một nụ hôn ái ân vẹn nguyên... (trích lời bài hát Ngô Đồng - nhạc Jang Nguyễn, lời Huỳnh Tuấn Anh, trình bày Nguyễn Hồng Nhung) Tương truyền, mỗi khi chim phượng hoàng bay xuống d...