Lập sườn cho tác phẩm.
Sau khi bạn đã có đủ quyết tâm viết, xác định được cách viết của mình, tìm thấy mục đích viết rồi thì phải bắt tay vào viết thôi.
Ở phần tiếp theo, mị sẽ hướng dẫn những kĩ thuật cơ bản (không, phải gọi là những luật bất thành văn cơ bản) đối với những người mới viết.
Ok, luật bất thành văn đầu tiên chính là 'Lập sườn cho tác phẩm'. Không cần biết bạn viết thể loại gì, xin hãy bỏ ngay bốn từ 'nghĩ gì viết nấy' đi. Để có một tác phẩm lôi cuốn không thể 'nghĩ gì viết nấy' được đâu mà ít nhất phải bằng một số bước chuẩn bị dù là đơn giản nhất.
Bước chuẩn bị đầu tiên chính là lập sườn. Đây là bước cực kì quan trọng. Đối với những bạn viết truyện ngắn, tản văn đã quan trọng rồi, đối với những thanh niên định viết truyện dài, tiểu thuyết càng quan trọng hơn. Thậm chí liên quan đến sống còn của tác phẩm.
Tại sao ư?
Hãy tưởng tượng việc viết giống như việc đánh boss trong game. Mỗi con boss đều có một điểm yếu nhất định. Nếu bạn đánh vào những điểm yếu đó bạn có thể giết chết nó nhanh hơn, đỡ tốn máu, hơn nữa còn dành được thời gian để đánh thêm những con khác. Điều này so với việc bạn cứ đánh một cách loạn xạ thông minh hơn rất nhiều.
Trở lại với việc viết. Thay vì bạn phải viết rất nhiều câu chữ vô nghĩa để nói về một vấn đề, sao bạn không đi thẳng vào những điểm mấu chốt của vấn đề đó và tập trung khai thác nó? Việc này không những khiến bạn đỡ mất công viết và suy nghĩ mà còn giúp cho người đọc đỡ bực mình.
Và sườn bài chính là công cụ giúp bạn có thể đi trực tiếp vào vấn đề trọng tâm đó.
Nếu bạn viết tản văn, trước hết bạn phải trình bày ý tưởng ra giấy đã. Bạn phải ghi rõ những điều mình muốn thể hiện trong tản văn đó ra, tư tưởng chủ đạo của bài viết là gì...Có như vậy tản văn của bạn mới không bị lan man, dài dòng.
Nếu bạn viết truyện ngắn – cực nhọc hơn, bạn phải có sẵn ý tưởng và tình tiết truyện trong đầu. Phải là tình tiết truyện hoàn thiện nhé (rồi nếu muốn thay đổi thì trong quá trình viết thay đổi sau cũng được). Sau đó bạn phải viết ra các tuyến nhân vật, đặc điểm mỗi nhân vật. Trong bản tình tiết phải phân chia đâu là tình tiết phụ, đâu là tình tiết trung tâm để biết đường thể hiện cho đúng. Với tình tiết phụ chỉ cần vài dòng thể hiện thôi, còn tình tiết trung tâm, nhất là tình tiết liên quan trực tiếp đến những bước ngoặc trong truyện thì phải thể hiện thật công phu vào. Sau đó còn phải xác định đâu là tình tiết thắt nút, đâu là tình tiết mở nút. Tình tiết mở nút thì phải thể hiện sao cho thật cao trào, thật lôi cuốn...
Nếu bạn viết truyện dài, ơn giời, bạn thật can đảm. Truyện dài (hoặc tiểu thuyết) là thể loại tốn rất rất nhiều thời gian viết. Có khi lên đến vài năm. Thế nên sẽ chẳng ai đảm bảo rằng bạn sẽ nhớ như in những gì mình đã nghĩ sau hơn 365 ngày đó đâu. Vậy nên bạn bắt buộc phải viết thật kĩ cốt truyện, chi tiết truyện ra. Giống như truyện ngắn, bạn phải viết những chi tiết chính và chi tiết phụ liên quan thành hệ thống. Bởi truyện dài là một không gian rộng lớn mà ở đó, các chi tiết đều phải được liên kết có chủ đích với nhau. Không có chỗ cho mấy mẫu dư thừa đâu, thế nên phải thắt chặt kết cấu vào. Càng xây dựng kết cấu vững chãi bao nhiêu, bạn đỡ mệt và tác phẩm sẽ kiên cố bấy nhiêu. Quên việc nghĩ đến đâu viết đến nấy rồi đăng vội đăng vàng đi. Phải thật nghiêm túc nếu bạn muốn thu hút độc giả.
Đấy, chung quy lại là phải LẬP SƯỜN. Hãy nhớ kĩ điều này vào.
Nếu bạn thắc mắc gì thì có thể liên lạcface của mị : Trương Ngọc Duyên để trao đổi thêm. Có thể call mes hoặc inbox đềuđược (thật tình mị ghét sử dụng hệ thống tin nhắn của watt lắm).
BẠN ĐANG ĐỌC
Bí quyết viết truyện có lượt view cao
Non-FictionCó phải các bạn luôn tự hỏi điều này khi mới bước chân vào wattpad không?