1.Xây dựng hình bóng của nhân vật mà mình yêu thích :((((
Một số author trẻ vừa chập chững viết lách thường có thói quen xây dựng nhân vật là hình bóng của nhân vật mà họ yêu thích.
Nói tuy có vẻ phức tạp, nhưng phân tích cũng đơn giản thôi.
Đầu tiên, họ rất thích một bộ truyện. Vì yêu thích bộ truyện đó họ quyết định trở thành tác giả.
Họ bị ám ảnh đến mức, họ muốn xây dựng nhân vật chính giống với nhân vật trong bộ truyện đó, cốt truyện giống với cốt truyện của bộ truyện đó. Chỉ có điều là made by họ mà thôi :))))
Kết quả là, nhân vật mà họ xây lên chẳng khác gì cái bóng phản chiếu của nhân vật trong tác phẩm gốc. Nhân vật ấy không có linh hồn, không sống động. Như một con rối không hơn không kém. Với những chuyển động, tình cảm khô cứng, vay mượn.
Đây chính là đạo truyện trong truyền thuyết :))))
2.Xây dựng nhân vật từ công thức có sẵn.
Nhiều bạn cao tay hơn. Thay vì ăn cắp nguyên xi, họ đã biết chọn lọc một chút...
Những người này khá thông minh, họ đọc nhiều tác phẩm và có sự so sánh giữa các nhân vật. Cuối cùng, họ tổng hợp tất cả những điểm tốt từ các nhân vật đó lại, bỏ vào nhân vật của họ.
Mị vẫn hay gọi nhân vật kiểu này là lẩu thập cẩm ^^.
Trường hợp thứ hai, xây dựng công thức theo thị trường. Nghĩa là họ biết được khẩu vị của độc giả là kiểu nhân vật nào, rồi cứ thế xây dựng.
Đây là loại nhân vật chẳng có gì mới mẻ, cũ rích.
Nếu bỏ thời gian để viết những tác phẩm thế này, mị thà chơi game còn hơn. Tại sao phải dùng thời gian quý báu để viết lại những cái mà người ta đã viết rồi? Vì điều gì chứ? Sự nổi tiếng, tung hô ư? Thật vớ vẩn.
3.Nhân vật toàn tài, đa năng.
Một số author có chất riêng một chút, đã biết xây dựng nhân vật do mình tự sáng tạo. Cơ mà nhân vật này lại quá hoàn hảo, quá bá đạo. Bá đạo đến nỗi ảo lòi.
Vì sự ảo lòi đó nên nó chẳng có gì đặc biệt nữa. Các bạn nên nhớ rằng, ở đời cái gì quá đều không tốt. Ăn ngon, nhưng ăn nhiều thì bệnh. Chơi vui, nhưng chơi nhiều thì hỏng. Nhân vật cũng vậy. Nhân vật tài năng là điều tuyệt vời, nhưng tài năng đến nỗi vô khuyết thì chỉ là nhân vật nhàm chán.
Tác phẩm là quá trình trưởng thành của nhân vật. Người đọc theo dõi tác phẩm là theo dõi quá trình nhân vật đi từ bóng tối ra ánh sáng.
Nếu ngay từ đầu, nhân vật đã đứng trong ánh sáng chói lọi, thế thì chúng ta còn cảm nhận được gì nữa? Có bóng tối mới nhận ra ánh sáng. Bởi vì nhân vật không hoàn hảo, có khiếm khuyết nên những điều tốt của anh ta mới khiến người đọc chú ý và yêu thích, từ đó cảm thông.
Đó mới là cách khiến nhân vật sống.
Vậy nên đừng xây dựng nhân vật kiểu này. Hãy xây dựng nhân vật với điều tốt cũng như thói xấu. Rồi từ từ, qua những bài học trong cuộc sống của nhân vật đó khiến anh ta nhận ra sự xấu xa của mình và thay đổi... Đấy mới là cách xây dựng nhân vật sống động, có linh hồn.
P/s: Giờ thì các bạn hiểu vì sao nhân vật phản diện được yêu thích chưa? Bởi vì họ không hoàn hảo. Chính cái không hoàn hảo đó tạo nên cá tính riêng không lẫn vào đâu được, đánh dấu họ trong mắt độc giả ;)
BẠN ĐANG ĐỌC
Bí quyết viết truyện có lượt view cao
Non-FictionCó phải các bạn luôn tự hỏi điều này khi mới bước chân vào wattpad không?