Có sườn rồi thì làm gì? Hiển nhiên là...

329 40 5
                                    

Vấn đề thứ hai: Viết cho xong.

Vâng, các bạn không nghe lầm đâu, là viết cho xong đấy. Mị đã từng nói đến chuyện này trước đây và khuyên các bạn nên hoàn thành tác phẩm trước khi công bố, đúng không? Tuy nhiên, bây giờ mị không còn khuyên nữa mà khẳng định luôn: Các bạn PHẢI viết cho xong.

Khi đã có sườn tác phẩm, đừng chần chừ gì cả mà hãy lao vào viết ngay và luôn. Truyện không giống như tác phẩm manga đâu. Họa sĩ truyện tranh làm việc với cả một Ekip và có biên tập viên thẩm định mỗi chương truyện còn bạn thì chỉ có một thôi. Để giữ cho mạch cảm xúc đồng điều, điều tối quan trọng là bạn không được ngừng viết. Hơn nữa, nếu bạn muốn xuất bản tác phẩm thì chắc chắn là bạn phải viết cho xong sau đó gửi cho nhà xuất bản. Nếu bạn chỉ viết vài chương rồi gửi cho nhà xuất bản bảo rằng nếu bên ấy thấy hay thì bạn sẽ viết tiếp thì người ta sẽ không nhận đâu.

Chú ý thêm một điều nữa, đối với những tác giả mới, truyện được xuất bản thường là dưới 100.000 từ nhé. Đừng viết quá nhiều, nếu truyện của bạn quá dài thì nó dễ bị bỏ qua lắm đấy TvT mị đang khóc đây, những tác phẩm của mị thường rất dài huhuhuhuhu ai đó ôm mị cái đê ư ư.

Để đếm được số từ, các bạn hãy viết trên word, ở góc trái, nơi gần với biểu tượng windows ấy, có chỗ hiển thị số chữ, số trang đấy. Hãy cố gắng làm sao cho tác phẩm đầu tay vừa vặn xinh xẻo thôi, như vậy khả năng được xuất bản sẽ cao hơn.

Rùi, nói chung mị chỉ chia sẻ về vấn đề viết bấy nhiêu thôi vì đây là việc lao động riêng của mỗi người. Tự các bạn sẽ có cách viết riêng của mình và mị không bàn sâu về chuyện này, nhé.

Vấn đề thứ ba: Biên tập lại tác phẩm.

Sau khi bạn đã viết xong, điều đầu tiên bạn cần làm là gì?

A. Biên tập ngay và luôn.

B. Đăng lên mạng để xem phản ứng của độc giả.

C. Gửi ngay cho NXB thôi chần chừ gì nữa?

D. Đóng máy tính lại, đi quẩy một trận. Nghỉ ngơi tầm một tháng rồi tính tiếp.

Các bạn chọn đáp án nào? Hãy viết đáp án ra nhé :"D

Câu trả lời là...

Hm... Các bạn sẵn sàng rồi chứ?

Câu trả lời là...

Thôi phần sau mình bàn nha.

Đùa thôi, câu trả lời chính xác nhất chính là...

Vâng, đóng máy tính lại và quẩy một trận tơi bời sau đó nghỉ ngơi tầm một tháng hoặc một tháng hơn rồi tính tiếp.

Thật đó, bạn không nghe lầm đâu. Khi bạn vừa viết xong, cảm xúc mà bạn dành cho câu truyện và nhân vật vẫn còn rất đượm, nếu bạn lao vào chỉnh sửa nó ngay lúc này thì bạn thường sẽ khó phát hiện ra những chỗ bất hợp lí. Đợi một thời gian, khi cảm xúc và tâm trạng của bạn lắng dần xuống và sự mặn nồng bạn dành cho tác phẩm nguội bớt rồi thì hãy đọc lại, lúc này bạn sẽ tiếp nhận tác phẩm với tâm thế của một người đọc và bạn sẽ biết chính xác được thứ mình thiếu là gì.

Nếu bạn vội vàng gửi một tác phẩm chưa biên tập đến NXB thì chỉ tổ bị từ chối thôi. Còn nếu bạn đăng nó lên mạng để xem phản ứng của độc giả... Hm... Tai hại lắm đấy, mị sẽ phân tích sự tai hại ấy cho bạn vào phần cuối của loạt bài nhé.

Trở lại với vấn đề mà ta đang nói đến, sau khi bạn ăn chơi phè phỡn một tháng xong, bạn hãy quay lại biên tập tác phẩm, nhẫn nại và nghiêm túc đọc nó từ đầu đến cuối để xem, câu truyện truyền tải điều gì đến bạn. Nếu ở phần đọc lại này mà bạn không thể làm nổi, nói chính xác là bạn không thể gặm nổi tác phẩm của bạn, thì thôi, bỏ đi, bạn là tác giả mà không đọc nổi thì chẳng ai đọc nổi đâu.

Tác phẩm, trước khi chiều lòng được độc giả thì cần phải chiều lòng được người viết ra nó đã. Một tác phẩm hay là tác phẩm mà dù tác giả có đọc đi đọc lại bao nhiêu lần đi nữa cũng không thấy chán. Nếu bạn có thể đọc tác phẩm của mình và cảm thấy nó hay thì người khác cũng sẽ cảm thấy thế. Hãy đóng vai trò là độc giả chứ không phải là tác giả để đón nhận tác phẩm của mình trước tiên.

Tất nhiên, khâu biên tập sẽ còn kéo dài, kéo dài. Biên tập tác phẩm thực chất còn khó hơn cả việc bạn viết nó. Khi bạn viết, bạn mặc tình cho cảm xúc của mình trôi đi, không cần biết đúng sai, không cần biết phù hợp hay không phù hợp. Tuy nhiên, khi biên tập, bạn buộc phải suy nghĩ nhiều hơn, buộc phải khắt khe hơn, chi tiết nào quá lố, chi tiết nào rườm rà, chi tiết nào lộn xộn, chi tiết nào chưa rõ ràng, chi tiết nào chưa phù hợp... Bạn phải tự mình nhìn thấu những khuyết điểm của mình.

Sau khi biên tập cơ bản một vòng, hãy đọc đi đọc lại tác phẩm thật nhiều lần để biên tập thêm n lần nữa. Chú ý kiểm tra chính tả, dấu câu, cách đặt chấm, phẩy. Hãy nghiêm khắc với chính tả, nếu tác phẩm đầy lỗi chính tả thì sẽ khó được chấp nhận khi gửi đến biên tập viên.

Chuỗi biên tập này kéo dài bao lâu ư? Biên tập bao nhiêu là đủ? Hẳn là các bạn đang tự hỏi điều đó. Câu trả lời chính là: Biên tập cho đến khi các bạn hài lòng thì thôi.

Hãy biên tập cho đến khi các bạn - Với sự khắt khe của một độc giả khó tính - Cảm thấy rằng ok, truyện này đọc được rồi đấy, thì thôi.

Tùy vào sự khó tính của mỗi người mà thời gian biên tập sẽ diễn ra lâu hay chậm, tuy nhiên, thông thường phải nằm trong thời gian từ một tháng đến ba tháng hơn.

Sau khi đã biên tập đến nỗi không còn gì để biên tập nữa, cảm thấy vừa ý rồi thì bạn sẽ làm gì? Hãy cùng bước sang phần cuối cùng của vấn đề hình thành tác phẩm này: Đưa cho người khác đọc thẩm định thử xem.

Bạn có thể nhờ bạn của mình đọc hộ. Bạn cũng có thể nhờ những người có kinh nghiệm về viết lách hay một tác giả chắc tay mà bạn quen biết thẩm định hộ. Đừng vội vàng đăng lên mạng nhé, đây là lần n mị nhắc đến vấn đề này, mị sẽ giải thích rõ ở phần cuối nhưng trước tiên chúng ta hãy nói cho xong điều này đã nào.

Người mà bạn nhờ đọc hộ ấynên là người thích đọc sách và có am hiểu nhất định về viết lách. Bạn không thểnhờ một đứa trẻ lên ba đọc hộ mình được, đúng không? Cũng không thể nhờ một gãtrai chỉ thích chơi game đọc hộ bạn bộ truyện thanh xuân vườn trường với nhữngchi tiết ướt át sến sẩm về tình yêu. Hãy đưa truyện của bạn cho người phù hợpvà lắng nghe cảm nhận của họ. Từ đó bạn sẽ biết là mình cần thêm gì vào câuchuyện, mình cần rút kinh nghiệm điều gì, truyện của mình trao cho người ta cảmnhận như thế nào.

Bí quyết viết truyện có lượt view caoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ