30. Cốt nhục tình thâm (3)

103 12 7
                                    

8 tháng sau…

“A di, vải này bán bao nhiêu một thước?”

“Một thước mười đồng, hai thước mười tám đồng, công tử muốn lấy bao nhiêu?”

Trong một sạp vải, có một lão nương bụng bầu tám tháng đang nhanh tay xén năm thước vải đỏ, xén xong rồi liền gấp gọn lại, đồng thời lấy tiền trả cho khách. Cả quá trình diễn ra chỉ trong chớp mắt, dường như đã làm đến quen tay. Lão bản sạp phấn hương bên cạnh thấy bên này có khách cũng gọi với sang:

“Công tử mua vải về may áo cho tiểu nương tử sao?”

Nam nhân trẻ tuổi nọ nghe xong liền đỏ mặt gật đầu, đoạn trìu mến nhìn xấp vải đang được gói gọn trong tay:

“Cũng không biết nàng ấy có thích không…”

Lão bản bên kia hào sảng đáp:

“Công tử yên tâm, nữ nhân nào lại không thích vải chỗ Thanh nương chứ? Ấy, mà công tử còn lo thì qua đây xem son phấn đi. Đem phấn Điệp của ta về cùng với xấp vải kia, thể nào tiểu nương tử cũng xiêu lòng!”

Công tử nọ lúc đầu còn chần chừ, song Thanh nương lại “thuận nước đẩy thuyền”, bồi thêm vào một câu:

“Phải rồi, cậu qua đó xem thử đi. Ta có có quen một cô nương chỉ thích phấn của lão Hầu đây thôi, lần nọ vừa đến mua cả mười hộp.”

Cứ như vậy, cậu ta liền bị kéo sang sạp phấn.

Đến khi công tử đó vui vẻ rời đi với phấn và vải trên tay rồi, lão Hầu mới quay sang nói với Thanh nương:

“Cô nương đó chỉ mua có bảy hộp thôi nhé.”

Nàng chỉ cong môi cười:

“Làm tròn thôi.”

Ông ta nghe vậy cũng cười rất sảng khoái, đoạn hỏi:

“Mà A Ly đâu rồi? Hôm nay nó không theo cô sao?”

Thanh nương bảo:

“Gửi nó qua chỗ Châu tỷ tỷ, lát nữa sẽ về ngay thôi.”

Lão Hầu lại hỏi tiếp:

“Này, hỏi cái này cô đừng giận, nhưng mà cha của chúng nó đâu? Gần 4 tháng nay cô mở tiệm, ta chưa một lần thấy ai đến giúp cô.”

Thanh nương lúc này mới hơi khựng lại. Cha của đứa nhỏ sao?

Tám tháng trước, nàng đã học dệt vải từ chỗ Thanh Long. Sáng thì ra chợ bán thảo dược, tối thì về học dệt. Nhưng vì không thể nhớ nổi tên và công dụng của đám thảo dược nên nàng đành phải chuyển sang bán rau củ. Đến 3 tháng sau, nhờ học hành chăm chỉ mà nàng có thể miễn cưỡng mở một sạp vải nhỏ. Lại 2 tháng nữa trôi qua, khi đó bụng đã lớn, nàng cũng không thể bày rau xuống đất mà bán nên đành dẹp luôn tiệm rau, chỉ còn giữ lại tiệm vải. Cũng may, vì từ nhỏ sống trong nhung lụa nên Cố Miên có thể dệt ra những tấm vải có hoa văn đặc biệt. Đối với một trấn nhỏ thế này mà nói, vải của nàng có thể tạm gọi là hàng cực phẩm nên cũng đủ tiền trang trải cho đứa bé. Mọi người trong trấn hay thân mật gọi nàng mấy tiếng “Thanh nương”, sở dĩ là lấy tên của Thanh Long mà đặt.

[MĐTS Hàn Nhân] "Mãi mãi" không phải một đờiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ