Chương 58

2.5K 75 5
                                    


Việc thùng sắt bị mất tra đi tra lại không có tin tức gì, nhưng bên Hung Nô lại có dấy lên chút chuyện. Lão Đan Vu Hung Nô qua đời vì bệnh, trải qua trận tranh đấu kịch liệt, tàn sát hàng loạt dân trong thành, Vương tử Hưu Đồ Liệt kế thừa vương vị, trở thành bá chủ mới của Bắc Cương.

Lúc nghe được tin này, Niếp Thanh Lân hơi thở dài, nàng nghĩ đến Bát hoàng tỷ hòa thân đến bên đấy của mình, cũng không biết sau khi lão Đan Vu chết nàng ấy đang trong hoàn cảnh nào.

không bao lâu, quốc thư của Hung Nô lại lần lượt được trình lên. Bên trong quốc thư đại khái muốn nói là: tuy tân vương mới lên ngôi, nhưng lại không có ý muốn có chiến hỏa ở biên cương, kéo dài ý chỉ của lão Đan Vu, muốn tiếp tục cùng Đại Ngụy hòa bình chung sống, tốt nhất là nên củng cố một chút chuyện tốt Tần Tấn (câu gốc: Tần Tấn chi hảo). Tân Thiền Vu nghe nói thân muội của hoàng thượng hiền đức, dung mạo xuất chúng, muốn mời Hoàng đế tứ hôn, gả công chúa cho hắn trở thành Yên Thị mới của Hung Nô. (vua Hung Nô được gọi là Thiền Vu, còn Hoàng hậu được gọi là Yên Thị).

Tần Tấn chi hảo – Nên duyên Tần Tấn: Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tả truyện”. Thời Xuân Thu, nhằm tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với nước Tần, Tấn Hiến Công đã đem con gái của mình gả cho Tần Mục Công. Về sau, Tấn Hiến Công khi tuổi về già rất ân sủng Hoàng phi Ly Cơ, bức chết Thái tử Thân Sinh. Ly Cơ lại còn muốn bức hại hai vị công tử là Di Ngô và Trùng Dĩ, khiến hai người đành phải trốn khỏi nước Tấn. Sau khi Tấn Hiến Công qua đời, con trai của Ly Cơ lên làm vua, nhưng ít lâu sau bị hai vị đại phu trung thành với công tử Di Ngô giết chết. Họ còn cử người điđón công tử Di Ngô đang sống lưu vong ở nước Lương về làm vua. Công tử Di Ngô được Tần Mục Công cử quân hộ tống về nước Tấn. Mấy năm sau, nước Tấn xảy ra nạn đói phải cầu cứu với nước Tần, được Tần Mục Công giúp cho khá nhiều lương thực. Nhưng mặc dù nước Tấn nhiều lần nuốt lời hứa và nói nước Tần những lời dị nghị, Tần Mục Công vẫn khoan dung đọ lượng, giữ quan hệ bang giao với nước Tấn. Bấy giờ, công tử Trùng Nhĩ đang sống lưu vong tại các nước chư hầu, cuối cùng lưu lạc tới nước Tần. Tần Mục Công rất mến mộ và gả công chúa Hoai Doanh cho chàng. Công chúa Hoài Doanh thấy Trùng Nhĩ rất coi thường mình liền nói: “Hai nước Tần Tấn địa vị ngang nhau, sao chàng lại khinh rẻ tôi?”. Trùng Nhĩ biết mình đã sai, bèn lập tức xin lối nàng. Về sau, Tần Mục Công cử người hộ tống Trùng Nhĩ về nước. Cuối cùng Trùng Nhĩ trở thành vua nước Tấn, rồi cũng cho con trai mình lấy con gái vua nước Tần làm vợ. Hai cha con đều thông gia với nước Tần. Câu thành ngữ này vốn nói về hai nước thông gia hữu hảo. Ngày nay người ta vẫn dung nó để chỉ về hôn nhân nam nữ.

Lúc quốc thư được trình lên, trong triều đình cực kỳ yên tĩnh, mọi người hai mặt nhìn nhau, không biết tại sao mấy việc trong nhà của hoàng thất Đại Ngụy lại có thể chạy đến đất Bắc Cương. Hơn nữa vị tân Thiền Vu này cũng tính toán tốt thật, vừa mới gả một vị công chúa, còn không biết đủ mà cầu thánh thượng cho thân muội lấy chồng xa ở Bắc Cương, chẳng lẽ không biết xấu hổ?

Lại nhìn Giao Long trên ghế rồng, vẻ mặt Thái phó trầm xuống đen như mực, ánh mắt bén nhọn kia giống như có thể đâm chết mổ bụng sứ giả Hung Nô trên đại điện. Đúng lúc này, Hộ bộ thị lang Cát Thanh Viễn ra khỏi hàng, cúi đầu xin chỉ thị Hoàng thượng đang ngồi sau rèm: “Hoàng thượng, phong tục Hung Nô khác phong tục Đại Ngụy, không biết đạo hiếu của Trung Nguyên, kính xin thánh thượng cho phép để cho vi thần giải thích mộtchút với sứ giả Hung Nô, không phải là Hoàng thượng không muốn cùng Hung Nô càng thêm thân thiết mà là bởi hiếu kỳ còn chưa qua, ngay cả việc đàm hôn luận quả cũng là sự bất kính với tiên hoàng.”

Giấc Mộng Đế VươngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ