Về chuyện kĩ năng (1)

41 1 0
                                    

Chuyện kĩ năng (1)

Hồi tôi học đại học, các giáo sư của tôi ở những lớp chuyên ngành thường đan xen những tiết học với việc dạy kĩ năng. Ví dự như, khi học về phương pháo nghiên cứu xã hội, giáo viên của tôi có nhắc rằng chính cô ấy ra ngoài đời cảm thấy kĩ năng lọc thông tin và định tính xác thực của nguồn thông tin vô cùng quan trọng. Ở một thế giới với hàng nghìn thông tin và một bộ não xử lí thông tin có hạn, thì việc chắt lọc thông tin là điều cần thiết cho bản thân sống an toàn và hạnh phúc. Cô ấy nói thông qua việc nghiên cứu xã hội và các phương pháp xác định tính bền vững của thang đo cũng như hợp lệ của một biểu mẫu khảo sát — cái chúng tôi học được không phải chỉ là sách vở và kiến thức mà còn bao gồm cả kĩ năng đánh giá. Cô nói sẽ có một số người sau này không đi làm nghiên cứu nhưng sẽ làm quản lí hoặc marketing. Với những vị trí này, các bạn ấy sẽ phải dùng biểu mẫu khảo sát và các thang đo khác nhau để đo đạc hiệu suất hoạt động của người dưới trướng quản lí và thăm dò ý kiến khác hàng.

Nếu như một thang đo ở những thời điểm khác nhau liên tục cho kết quả quả quá chênh lệch thay vì tương đối liền mạch và ít có sự thay đổi đáng kể —- điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi khả năng đánh giá năng lực của thành viên nhóm, cũng như ý kiến thật sự của khách hành. Khi đã đến nước này thì không thể đi bước tiếp theo, ví dụ như vạch kế hoạch và chiến lược phát triển, hoặc là khắc phục điểm yếu. Nếu bạn không thể xác định được tính hợp lệ và bền vững của một thang đo hoặc dụng cụ đo (ví dụ như biểu mẫu khảo sát), thì tất cả những nước đi tương lai đều trì hoãn. Bởi vì bạn không nắm bắt được thực trạng hoặc tình huống hiện tại có những gì.

Điều này được lại mở rộng ra khi cô nói về tầm quan trọng của việc xác định được điểm mạnh và yếu của bản thân. Năm đó, khi tôi học lớp phương pháp nghiên cứu, cô tôi có mời một chuyên viên tư vấn từ văn phòng việc làm và phát triển— vào lớp để nói về những kĩ năng chúng tôi có thể ứng dụng trong xã hội. Với một số người như tôi, kĩ năng nghiên cứu là điều rõ ràng nhất. Với đại đa số những người không chọn học nghiên cứu, chuyên viên có nói kĩ năng làm việc nhóm, kĩ băng tiếp nhận phản hồi và cải thiện, thậm chí kĩ năng viết email cũng được mài giũa thông qua lớp học. Với một số người kĩ năng là những content của bài giảng, còn với đại đa số họ học được cách thức trưởng thành trong một xã hội chuyên nghiệp.

Tôi nói ra điều này để mọi người hiểu rằng thật ra khi có ai đó nói trường lớp không phải là tất cả và bằng cấp không nói lên được gì, tôi nghĩ họ đã quên mất việc đi học cũng là thước đo đánh giá sự nỗ lực, sức bền và một số kĩ năng giao tiếp làm việc trong xã hội cơ bản. Tôi không dám nói bằng cấp sẽ dẫn đến một công việc và mỗi người mỗi cảnh, nhưng với tôi một tấm bằng đại học giúp tôi xác định được điểm mạnh yếu của bản thân, giúp tôi hiểu được quy trình xử lí giấy tờ và đọc văn bản, cũng như học tính kiên trì và nhẫn nại. Nếu người thành công như Edison nói chỉ có 1% là năng khiếu và 99% là sự nỗ lực, vậy 4 năm đại học ở một mức độ nào đó có thể đo đạc được sự nỗ lực và kiên trì của tôi.

夢人 mộng tàn.Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ