Chương 53: Học thuyết Erick Erikson

284 30 7
                                    

"Bất kỳ xã hội nào cũng có những cây cỏ dại đầy khiếm khuyết, thiếu sinh lực như em, mang một số phận chẳng có tư tưởng, chẳng có cái quái gì cả, chỉ tự mình hủy mình đi thôi, nhưng em còn có điều muốn nói. Cảm giác về trạng huống như vậy làm em vô cùng khó sống." (Tà Dương - Dazai Osamu)

-----------

Chaeyoung mặc tạp dề đứng trước bếp của Lisa. Ánh mắt lướt quanh giá để dao. Ngón trỏ tay phải từ tốn lướt trên cán từng con dao rồi dừng lại trước một con dao có chiều dài tương đối. Chaeyoung rút con dao ra khỏi giá. Một ánh sáng sắc lạnh ánh lên từ thân kim loại của con dao.

Phần thịt bò đã được rửa sạch lau khô. Chaeyoung đặt miếng thịt vào thớt. Dùng dao cắt một đường, chia thành hai phần đều nhau. Sau đó bắt đầu tẩm ướp gia vị.

Từ sau lưng Chaeyoung, có một vòng tay ôm lấy. Là Lisa.

"Nhanh hơn tôi nghĩ!" Chaeyoung lên tiếng. Ánh mắt vẫn tập trung vào phần sơ chế thịt.

"Mấy sợi dây đó chỉ giữ tôi được 45 giây mà thôi. Nếu không bận tắm rửa tôi đã ra sớm hơn rồi." Lisa tự tin lên tiếng.

Chaeyoung không quan tâm biểu tình của đối phương. Vẫn tiếp tục việc nấu ăn. Chaeyoung cũng biết, một sợi dây thừng vốn không giữ được Lisa ở trên giường lâu. Bởi Lisa là một cảnh sát không đơn thuần, cô ta có rất nhiều kỹ năng thoát hiểm hơn người.

"Lalisa, cô biết lý thuyết về độ tuổi của Erik Erikson không?" Chaeyoung hỏi, điệu bộ vô cùng ung dung. Cô tìm đến lọ tiêu, rắc vào miếng thịt bò.

"Có nghe qua, là tám giai đoạn phát triển trong đời một con người." Lisa nói. Cô chợt nhớ đến cách đây vài ngày, Chaeyoung có một câu: "Không ai sống quá ba mươi mà còn lương tâm đâu." Lời này chưa hẳn là nói suông miệng, mà còn dựa vào cả nghiên cứu tâm lý học.

Erick Erikson viết lên tám giai đoạn phát triển thế này:

Giai đoạn 1 (từ 0 - 1 tuổi): Tin tưởng và Không tin tưởng.
Giai đoạn đầu đời, ở trẻ em có sự gắn kết với cha mẹ, thường gắn kết với mẹ hơn cha. Giai đoạn này, sự chăm sóc của cha mẹ sẽ tạo cho trẻ sự tin tưởng và được thoả mãn. Nếu một đứa trẻ trong giai đoạn đầu đời thiếu vắng cha mẹ, hay không có được tình thương sẽ dễ nảy sinh cảm giác tiêu cực.

Giai đoạn 2 (1,5 - 3 tuổi): Tự chủ và Nghi ngờ.
Ở tuổi này, trẻ em hình thành tâm lý muốn làm chủ, bộc lộ điều mong muốn từ suy nghĩ. Ví dụ như yêu cầu một món đồ chơi, muốn được làm gì đó. Trong tâm lý học trẻ em, đây là độ tuổi lý tưởng để phát triển tính tự lập ở trẻ, nếu bị ngăn cấm trong giai đoạn này trẻ dễ rơi vào mặc cảm, tự ti và lệ thuộc.

Giai đoạn 3 (3 - 6 tuổi): Khởi đầu và Mặc cảm.
Giai đoạn khám phá của trí não, trẻ em bắt đầu thử những trò chơi mới, thậm chí là nguy hiểm. Chính vì thế, ở độ tuổi này trẻ em bắt đầu luôn đặt câu hỏi "tại sao?". Người lớn cần giúp trẻ phát triển sáng tạo, nếu ngăn cấm dễ dẫn đến mặc cảm.

Giai đoạn 4 (6 - 12 tuổi): Siêng năng và Kém cỏi.
Giai đoạn trẻ bắt đầu mong muốn giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ bạn bè, hay kỹ năng sống. Tuy vậy, cơ thể vẫn chưa thật sự phát triển như người lớn. Nên dễ dẫn đến các tai nạn ngoài ý muốn. Lúc này, người lớn cần quan sát, giúp đỡ trẻ. Nếu ngăn cấm trong độ tuổi này, trẻ dễ sợ hãi trước thế giới, thiếu kỹ năng sống và sinh ra kém cỏi.

[Lichaeng - Cover] [BHTT] Ám ThịNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ