Sau khi Triệu Viện lên ngôi, liền sửa niên hiệu là Long Hưng, Long Hưng mùng chín tháng chín mùa thu năm thứ hai, sáng sớm ngày hôm đó, đội quân trấn giữ Kiến Khang của Tiêu Sơn lần đầu tiên xảy ra xung đột quy mô nhỏ, bắt được năm tù binh thiêm quân*, sau khi tra khảo, liền biết được phía đối diện Kiến Khang phủ Hoàn Nhan Lượng cũng không phái nhiều binh lực cho lắm, chưa đến vạn người.
(*Thiêm quân là người Tống bị người Kim ép buộc tham gia quân ngũ.)
Như vậy mười vạn đại quân của Hoàn Nhan Lượng chuẩn bị điều động như thế nào, ý đồ của chiến lược kia là gì?
Trước mặt Triệu Viện trải dài chiến báo đưa đến từ các nơi, đám người Xu Mật Sứ kiêm Đô Đốc Trung Ngoại Quân Sự* – Trương Tuấn, Tể tướng Trần Khang Bách, Tham chi chính sự* Sử Hạo, Đồng Tri Xu Mật Viện Sự – Trương Đảo, Thống chế phủ Kiến Khang – Tiêu Sơn, cùng với Ngự Sử tân nhiệm Vương Thập Bằng và Kinh Hồ Chế Trí Sứ – Thành Mẫn thống lĩnh binh mã chạy đến, vây quanh Triệu Viện, hợp lực suy xét.
(*Tham tri Chính sự (參知政事) là chức quan Á tướng (Phó Tể tướng) thời quân chủ)
(*Đô đốc trung ngoại quân sự: nói chung là quản lý quân sự, nói chung là đứng đầu lun í.)
Trương Tuấn từng trải qua Tĩnh Khang Chi Biến*, sau lại chủ trì qua nhiều trận chiến, hơn nữa giai đoạn đầu của Tống Kim giao chiến, từng là thủ lĩnh quan văn của đốc sư giang sơn**, năm nay đã năm mươi bảy tuổi, là sau khi Triệu Viện lên ngôi thì bắt đầu dùng tới. Lúc này ông là người mở miệng đầu tiên: Căn cứ vào chiến báo mấy ngày qua, hai Đại tướng của Hoàn Nhan Lượng chia làm hai cánh quân lên Tây xuống Đông, ý đồ hết sức rõ ràng, đơn giản vì phủ Kiến Khang sông nước rộng lớn, phòng giữ nghiêm ngặt, không dễ công phá. Vì vậy muốn đồng thời vượt sông ở thượng du Thái Thạch cùng hạ du Qua Châu, chuẩn bị hợp kích* Kiến Khang. (*Tập trung chiến đấu.)
(*Sự kiện Tĩnh Khang (hay còn được gọi là Sự biến Tĩnh Khang) là một biến cố lớn trong lịch sử nhà Đại Tống, Trung Quốc, đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống.)
(**nguyên văn 曾经江山督师的文官首领. Đốc sư là chức vị tạm thời, cấp bậc vô cùng cao, nắm giữ đại binh.)
Quan điểm này của ông đã nhận được vô số tán thành của mọi người, Thái Thạch Qua Châu là hai bến quan trọng của vùng hạ du Trường Giang, từ nơi này xuôi đến Trường Giang có thể nói là lựa chọn hàng đầu để từ phương Bắc xuôi đến Nam.
Triệu Viện nói: Theo như cảm nghĩ của Trương tướng, lúc này quân ta phải nghênh chiến như thế nào cho thỏa đáng?
Trương Tuấn không lưỡng lự, nói: Trước đó vài ngày Hoàn Nhan Lượng đã chiếm được Tứ Châu, rất nhiều thuyền chiến đã tụ tập ở khu vực Hồ Hồng Trạch, chắc hẳn là muốn chuẩn bị xuôi dòng tiến đến Trường Giang, dụng binh phải giành được tiên cơ, thần cho rằng không bằng cho kỵ binh vượt sông, tiến đến Hồ Hồng Trạch, thừa dịp chiến hạm chưa xuất phát, liền một kích phá hủy.
Lúc đầu khi Tiêu Sơn vừa nghe Trương Tuấn nói, vẫn im lặng gật đầu, cảm thấy phân tích chính xác, nhưng sau khi nghe phương pháp ứng phó của đối phương, đặc biệt là câu cuối cùng Vượt sông lên Bắc, tiến đến Hồ Hồng Trạch, lông mày liền không khỏi cau lại. Hắn nhìn những người xung quanh, chỉ thấy ngoại trừ Ngự Sử – Vương Thập Bằng, những người khác đều là một vẻ bất động thanh sắc.
BẠN ĐANG ĐỌC
[Hoàn] Giang Sơn Tống Đế (宋帝江山) - Thiệu Hưng Thập Nhất (绍兴十一)
General FictionTác giả: Thiệu Hưng Thập Nhất. Nguồn: traxanhsuada.wordpress.com Thể loại: Xuyên không, chủ công, đế thụ, 1×1, HE. Độ dài: 133 chương. Edit: Sói. Đây là một chuyện xưa về quân thần liên thủ, đấu gian thần, hợp lực Bắc Phạt, cuối cùng bình...