Chương 107. Gặp lại!

282 19 2
                                    

Đầu tháng chín, ngày thứ ba, Hoàng đế băng bà, chôn cất ở lăng mộ. Mười bảy tuổi, Lạp Tập kế vị Hoàng đế, một kỷ nguyên mới bắt đầu. Sử sách ghi chép lại, Hoàng đế Lạp Lệ Sa đã đạt được nhiều thành tựu về nền văn hóa và giáo dục, mưu kế ứng biến có thể nói là trác kiệt, mở rộng Tây Xuyên, có vinh quang lớn trong việc tu thư... Chính sử đánh giá Hoàng đế Hạo Thiên và Lạp Lệ Sa đều được nể trọng như nhau, nhưng đáng tiếc Lạp Lệ Sa lại mất sớm ở tuổi tráng niên bằng không chắc chắn sẽ còn vượt qua cả Hạo Thiên hoàng đế, nhưng lịch sử lại không có chuyện đáng tiếc, vì vậy Lạp Lệ Sa đành cam chịu không thể vượt qua hào quang của Hạo Thiên lúc trước.

Nhưng trong dã sử cũng ghi chép lại, trong chính trị thì Lạp Lệ Sa có thủ đoạn mãnh mẽ, cứng rắn, sát phạt quyết đoán. Tính cách quả quyết sắt đá, giết phu hai người, một là hôn phu một là trượng phu, cuộc sống riêng tư không kiểm soát được, nuôi tới mấy người nam sủng, tóm lại là một vị Hoàng đế xinh đẹp mạnh mẽ...

Chính sử và dã sử lại có sự khác nhau, chỉ là chính sử chú trọng công tích, còn dã sử lại chú trọng sinh hoạt cá nhân, nếu so sánh với nhân tính thì cũng phải có phần so sánh vặn vẹo mà còn chút Bát quái ở trong đó. Phải biết rằng, Lạp Lệ Sa cũng chỉ có mỗi Phác Thái Anh là 'nam sủng' cưng chiều mà thôi.

Đại Dĩnh thống trị tổng cộng năm trăm bảy mươi ba năm, năm mươi Hoàng đế, Lạp Lệ Sa công tích bài vị đứng thứ hai, đệ chính là khai quốc Hoàng đế Lạp Cương. Đại Dĩnh thời kỳ cường thịnh nhất chính là ở thời kỳ Lạp Tập lên thống trị được bốn mươi năm, nhưng Lạp Lệ Sa là người đặt lại nền móng vững chắc, chỉ cần Hoàng đế kế nhiệm không quá yếu kém chỉ cần đạt tới tối thiểu thời thịnh thế là được, có thể nói con đường đi tiếp cũng không quá khó khăn. Cho nên Lạp Tập lên làm Hoàng đế đã chiếm không ít tiện nghi do Lạp Lệ Sa đã trãi sẵn đường, vì vậy cũng được đề ở bài vị thứ đệ tam.

Thực lực quân sự cường đại nhất của một nước cũng cùng hậu kỳ năm mươi năm, sau khi thống nhất Tây Xuyên, các nước thuộc địa lân cận đều văn phong đến bái, hàng năm tiến cống không ít đồ vật, kéo dài liên tục hơn trăm năm. Lạp Cương, Lạp Lệ Sa và Lạp Tập là ba người đi đầu được xưng là Tam tân chi trị, trong thời kì của Tam tân chi trị có không ít văn võ danh thần.

Diệp Dân làm Thừa tướng được bốn mươi sáu năm, trải qua hai đế, cũng là người làm Thừa tướng lâu nhất từ trước tới nay, nổi danh là người lương thần. Còn Niên Chính sau khi hưởng công từ Độc Cô Giới thì trở thành Thống soái Tây Xuyên đệ công thần, nhưng không lâu sau đó đã bị Lạp Lệ Sa tước binh quyền cho làm Thực ấp vạn hộ Hầu gia.

Về phần Ngôn Thác sau khi Lạp Tập lên kế vị hắn cũng từ quan, Ngôn Thác vốn sùng bái dạng người cường giả như Lạp Lệ Sa vì vậy đối với Lạp Tập tên tiểu tử đó lại không ăn nhập gì liền thấy có chút tệ hại, Ngôn Thác cảm thấy Lạp Tập quá yếu ớt không thích hợp là một quân nhân. Ngôn Thác thích người mạnh mẽ cường nhân, cho nên không chịu sự lãnh đạo cũng như cách thức lãnh đạo của Lạp Tập. Ví dụ như Lạp Lệ Sa sẽ hạ lệnh cho Ngôn Thác nên làm cái gì hoặc yêu cầu Ngôn Thác phải nên làm thế nào cho tốt thì Lạp Tập ngược lại, quá tao nhã, Lạp Tập chính trị tương đối khá cũng rất chịu khó, có phần nào dáng dấp của Lạp Cương lúc trước. Có thể Vân phi đã đem hết những gì của Lạp Cương trong thời kì đó mà nuôi dạy Lạp Tập.

Đại Cung [Cover] [Chaelisa]Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ