CHƯƠNG 27: CÔ GÁI BÊN BỜ SUỐI

26 2 2
                                    



Khi hai cha con nhà nọ đã ra về, thầy trò Lang Trượng cũng bắt đầu lên đường. Trước khi đi thầy còn dặn Thạnh xuống nhà dưới đánh thức hai anh em Thứ, Thất, vốn cũng là học trò của thầy. Hai đứa nom khỏe mạnh, nhanh nhẹn nên cho chúng lên đường trước để dò xét tình hình.

- Sao thầy không đi cùng chúng con luôn? – Thứ hỏi; thằng bé chỉ hơn Thạnh vài tuổi nhưng nom già dặn lắm.

- Thầy và Thạnh đi sau có công chuyện. – Lang Trượng dặn thêm. – Hai anh em con đi trước, tới rừng bản Nà Thượng, giáp với rừng ta thì vào đó hỏi thăm xem, nhất là mấy người sống dưới chân núi Nà Thượng.

- Dạ, rõ ạ! – Hai anh em đồng thanh lên tiếng rồi dắt díu nhau lên đường; trời hẵng còn mờ sương, chưa sáng rõ.

Từ Nà Hạ xuống Nà Thượng khá xa, dù hai bản có vùng giáp ranh, nhưng trung tâm lại nằm ở vị trí hai thung lũng khác nhau. Người Mường và người Thái sinh sống rải rác, có khi xen kẽ, không phân biệt như hồi xưa. Hai thầy trò Lang Trượng men theo con đường đất dẫn từ thung lũng Nà Hạ ra con đường lớn hơn.

Thạnh đi theo thầy, nhưng trong đầu nó còn khá nhiều băn khoăn cần được giải đáp. Thạnh nghĩ bụng, nhân đây nhờ thầy chỉ bảo thêm thì tốt biết mấy.

- Thưa thầy, thầy nghỉ chân ở đây, ăn một chút cơm nắm. Đi đường xa chắc cũng đã mệt rồi!

Vì đã nhờ hai anh em Thứ, Thất đi trước dò đường, nên Lang Trượng cũng không cần vội lắm. Nghe thấy trò bảo vậy, Lang Trượng cũng đồng ý dừng lại. Hai thầy trò quyết định nghỉ chân ở một cái lán giữa đường do dân làm ruộng dựng lên để nghỉ ngơi vào mỗi buổi trưa, chiều.

Thạnh nhẹ nhàng đỡ thầy ngồi xuống cái chõng tre, dù đã hơn tám mươi tuổi nhưng nom thầy Lang Trượng vẫn còn khỏe lắm. Người thầy thấp, đậm, da màu đồng đỏ au. Trên đầu không có tóc nên thầy thường quấn một tấm vải đen hoặc màu xanh chàm. Thạnh lấy nước cho thầy, rồi chia phần cơm nắm ra làm hai, một phần đưa thầy, một phần lấy cho mình.

- Con chưa nghe nhiều về ma trành, thầy có thể kể thêm được không?

Mãi một lúc sau khi đã ăn hết phần cơm nắm thì Thạnh mới lân la hỏi chuyện. Thạnh cũng không hẳn là người vùng này, cha nó dưới xuôi lên đây khai hoang, gặp mẹ nó, yêu nhau rồi cưới. Nhưng cha nó mất sớm, mình mẹ không nuôi nổi nên mới quyết định xin cho con đi ở nhờ nhà thầy Lang Trượng.

Lang Trượng trầm ngâm như mọi khi, cái túi khót đựng bảo vật vẫn khoác trên vai, hiếm khi thầy tháo nó xuống lắm. Một lát sau, Lang Trượng mới lên tiếng trả lời câu hỏi của học trò.

- Chắc con đã từng nghe chuyện người bị thần hổ ăn thịt sẽ biến thành ma trành.

- Con có từng nghe qua, nhưng con vẫn chưa rõ chuyện đó lắm.

Lang Trượng đằng hắng một tiếng rõ to rồi ôn tồn kể tiếp.

- Những người sau khi bị thần hổ giết chết sẽ biến thành ma trànhma trành ở đây, đúng hơn là oan hồn những người bị giết, biến thành nô lệ để phục dịch con mãnh hổ ấy.

Việt Ma Tân Lục - Nhóm 4.0Where stories live. Discover now