Chương 22: Lê Ngọa Triều

378 45 12
                                    

Chuyện bên lề: Hứa với mọi người đăng chương đã lâu những mai hôm nay mới xong. Phần vì mình đi làm rồi, cũng bận nhiều việc quá nên phải tranh thủ thời gian để viết. Mong mọi người thông cảm và đón đọc nha.❤

Ngoài những chiến thắng trên lĩnh vực quân sự và ngoại giao, về mặt phát triển kinh tế vua Lê cũng đã đạt nhiều thành tựu đáng nói đến.

Lùi lại 4 năm về trước, vào cuối năm 986 vua Lê Đại Hành từng vời nàng vào và hỏi: "Làm sao để khuyến khích, phát triển nông nghiệp trong nước?"

"Một lần vua cầm cày hơn ngàn lần vua xuống chiếu khuyến dụ, một lần vua gần dân hơn ngàn lần vua hô hào cổ vũ. Theo thần thiếp thấy chúng ta nên tổ chức Lễ tịch điền vào xuân sang năm."

"Lễ tịch điền?" Lê Hoàn nhíu mày, hiển nhiên ông cũng chưa nghe qua lễ này.

"Theo tích cũ, lễ Tịch điền có nguồn gốc từ rất xa xưa do vua Thần Nông, một vị vua huyền thoại được xem là thủy tổ của người Việt, cụ nội của Vua Hùng khai mở. Thần Nông là người đầu tiên chế ra cày bừa, sử dụng trâu cày và dạy nhân dân nghề làm nông.

Nên sau này để tỏ lòng biết ơn đối với các thần mây, mưa, sấm, chớp và để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu mà ở Trung Hoa, các hoàng đế thường tổ chức lễ Tịch điền và đích thân xuống ruộng cày bừa.

Trong Kinh thi có viết: "Lễ Tịch Điền được tổ chức trên cánh đồng vào mùa xuân, hoàng đế cúng bái tổ tiên để cầu được mùa và nhằm khuyến nông."

Và từ đó lễ Tịch điền bắt đầu trở thành nghi lễ của hoàng gia."

"Được, vậy sai Khâm Thiên giám chọn ngày đẹp. Xuân sang năm trẫm sẽ đích thân xuống ruộng cày!"

"Thần thiếp lĩnh chỉ!"

"Ngoài việc tổ chức lễ Tịch điền, quốc Mẫu còn đưa ra được chủ ý nào khác không?"

"Theo thần thiếp thấy thì, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng là một ngành nghề cần được chú trọng vì đem lại lợi ích kinh tế cao. Đơn cử như nghề ươm tơ, dệt lụa. Ở bên kia họ có một lễ tên gọi là thân tằm, không biết Bệ hạ đã từng nghe qua chưa?"

"Thân tằm ư? Lễ như thế nào, nàng mau nói cho trẫm nghe."

"Xuất phát từ địa vị quan trọng của nghề ươm tơ dệt lụa, người phương Bắc cầu Thần Tằm với mong muốn người nuôi tằm đạt được nhiều thuận lợi và thu hoạch tốt trong năm. Nhờ đó lễ thân Tằm ra đời.

Tương truyền vào thời Đại Chu, tháng hai mùa xuân, Vương hậu dẫn đầu mệnh phụ tế tằm để khuyến khích nghề nuôi tằm dệt vải phát triển. Sau đó các triều đại về sau đều noi theo quy chế, tiến hành xây dựng đàn tế để tế bái.

Chính vì vậy, lễ Thần Tằm từ xưa đến nay đều do Hoàng hậu đích thân chủ trì tế lễ và người thờ cúng Tằm thần đều là phụ nữ.

Hàng năm cứ vào cuối xuân (tháng ba âm lịch) lựa chọn ngày tốt, Hoàng hậu sẽ đích thân tế bái hoặc do người được Hoàng đế chỉ định tiến hành.

Thứ tự lễ gồm có: Tế tằm thần, cung tang (tự mình hái dâu cho tằm ăn) và hiến kén ươm tơ."

Lê Đại Hành nghe gật gù, khen hay. Ngọc Liên tiếp:

[Hetalia Fanfic: Việt Nam no Harem] Hệ Thống Nuôi Dưỡng Quốc GiaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ