Chương 76: Nỗi đau tận cùng

79 5 0
                                    

Tự dưng được cảm ơn làm tai La Tại Dân đỏ bừng. Lòng có rất nhiều điều muốn nói nhưng lại chẳng biết mở lời từ đâu.

Lý Đế Nỗ nắm chặt hai đầu vai anh, xoay người La Tại Dân lại rồi ôm anh từ phía sau, ngực cậu áp vào lưng anh, đẩy La Tại Dân cùng nhau đi vào: "Tập đoàn Hoàn Á à... Hóa ra anh Tại Dân nhà mình là đại thiếu gia nha, nếu biết anh có tiền như thế, em đã để anh bao dưỡng em."

Mỗi lần Lý Đế Nỗ gọi anh là "anh" thì đều mang theo ý trêu đùa, khuỷu tay La Tại Dân khẽ huých vào bụng cậu: "Tôi không bao dưỡng nổi Lý công tử đâu."

"Bao được." - Lý Đế Nỗ ở phía sau hôn "chụt" xuống gáy La Tại Dân: "Lên giường với em không cần tiền đâu, em "làm" free á."

La Tại Dân quay đầu, nhìn cậu nhướng mày: "Cậu để tôi "làm", tôi cho cậu tiền."

Lý Đế Nỗ ôm mặt anh, lúng túng hôn môi anh một cái: "Thôi, cứ để em làm free đi." - Nói xong, cậu đẩy vai La Tại Dân, cùng nhau bước về phía trước, muốn nhanh chóng té khỏi chủ đề này.

Không biết đến bao giờ anh ấy mới vứt cái ý nghĩ này đi nữa.

Căn biệt thự này không nhỏ, đồ gia dụng bên trong đều bị phủ vải bố trắng, vừa nhìn đã biết rất lâu không có người ở. Cảnh tượng này làm Lý Đế Nỗ nhớ tới lần đầu tiên quay "Thoát khỏi sinh thần" với La Tại Dân, cũng là đồ gia dụng bị phủ vải bố trắng, trang trí lộng lẫy nhưng quạnh quẽ.

"Tôi dẫn cậu lên lầu." - Giọng nói của La Tại Dân không mang theo dao động cảm xúc, điều này khiến Lý Đế Nỗ hơi lo lắng. Cậu hiểu La Tại Dân, càng không xúc động nghĩa là anh giấu càng sâu.

Thế nhưng, việc Lý Đế Nỗ có thể làm cũng chỉ là nắm thật chặt tay anh, cùng anh vượt qua.

Trần của tầng một được xây lên rất cao, tầm khoảng hơn 4 mét nên cầu thang cũng rất dài, bên phải là tay vịn, bên trái là giá sách cao ngang tường, chất đầy các loại sách. La Tại Dân dắt tay Lý Đế Nỗ, từng bước đi lên, thấy cậu cứ luôn nhìn giá sách bên cạnh, liền nói: "Hồi nhỏ tôi thường ngồi ở cầu thang đọc sách. Có lúc còn ngủ quên luôn ở đây."

Vừa tưởng tượng đến cảnh tượng ấy, khóe môi Lý Đế Nỗ đã bất giác nhoẻn lên.

Thật muốn nhìn thấy anh hồi bé, nhất định là bạn nhỏ đáng yêu nhất lớp.

Lý Đế Nỗ được La Tại Dân dắt lên tầng hai. Tầng hai có một hành lang rất sâu và dài, cực kì giống hành lang của phòng trưng bày nghệ thuật. Màu sơn màu be sẫm, trên tường treo mười bức tranh nối tiếp nhau, dẫn tới một căn phòng. La Tại Dân thử mở cửa, hoàn toàn không bị khóa, chính anh cũng hơi giật mình. Anh bật đèn ở cạnh cửa phòng lên.

"Đây là phòng sưu tầm của mẹ tôi." - La Tại Dân đẩy cửa vào. Lý Đế Nỗ nhìn quanh một lượt. Căn phòng này rất rộng. Khi bước vào mới phát hiện, bên trong còn có một phòng nhỏ chứa rất nhiều khung tranh được bọc vải, cao gần ngang người.

"Đây đều là tranh sao?"

"Ừm." - La Tại Dân gật đầu, nghĩ tới lần trước Trịnh Tại Hiền có nói với anh về việc khai trương phòng trưng bày nghệ thuật. La Vân Khải không vứt số tranh này đi chắc định để chúng cho Trịnh Tại Hiền, nhưng ông ta còn chẳng thèm mời người đến bảo quản, cứ vứt xó như vậy trong nhà cũ.

Cũng đúng thôi. Ông ta chán ghét mẹ như vậy, cũng ghét mình như vậy, số tranh này chưa bị đốt sạch sẽ là may rồi.

"Mẹ tôi sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật. Ông ngoại từ khi còn trẻ đã là nhà điêu khắc nổi tiếng, bà ngoại cũng là nghệ sĩ sơn dầu danh tiếng. Sinh ra trong gia đình như vậy, mẹ tôi hiển nhiên trở thành một nhà sưu tầm và giám định nghệ thuật."

La Tại Dân vén bừa một tấm vải lên: "Cả đời bà ấy đều tiếc nuối vì không thể trở thành một họa sĩ, à không," - La Tại Dân cười khổ: "Phải là oán hận mới đúng. Bà ấy không có năng khiếu hội họa, dù đã cố gắng rất nhiều năm nhưng vẫn luôn rất tầm thường. Nhưng bà ấy lại có thể nhìn sơ qua là biết bức nào tốt, bức nào xấu, nâng đỡ được rất nhiều họa sĩ chưa thành danh lúc đó."

Lý Đế Nỗ có thể đoán tiếp được phần sau của câu chuyện này: "Sau khi bà sinh anh ra thì phát hiện năng khiếu của anh?"

Ngón tay La Tại Dân khẽ lướt qua khung tranh: "Cái bà ấy phát hiện chẳng qua chỉ là cọng rơm cứu mạng mà thôi."

Cũng chính là thuốc độc chết người.

Anh vỗ nhẹ lòng bàn tay để phủi bụi rồi lật vải che của một bức tranh khác: "Bà ấy nghĩ rằng tôi cách một thế hệ thì sẽ được thừa hưởng tài năng của ông bà ngoại. Thế nên đã bắt tôi học vẽ từ khi mới bốn, năm tuổi. Tôi nào biết chuyện gì, mỗi ngày đều bị nhốt trong một căn phòng nhỏ, chỉ có cọ vẽ và màu."

Mới trông thì thật sặc sỡ, nhưng thật ra lại là một mảng u ám.

"Lúc ấy tôi không muốn học, vừa khóc vừa ầm ĩ không ngừng. Bà ấy luôn mắng tôi, nói những thứ mà tôi căn bản không thể hiểu. Hồi đó, quan hệ của bà với La Vân Khải càng ngày càng kém. Mỗi ngày đều cãi nhau liên miên, thậm chí còn đánh nhau."

Đối với danh xưng "ba" này, anh vẫn không thể thốt ra, chỉ có thể gọi thẳng tên.

Trong phòng sưu tầm có một bàn trang điểm, La Tại Dân dạo bước tới trước tấm gương, xuất thần nhìn chính mình trong đó.

Ở trong mắt Lý Đế Nỗ, La Tại Dân luôn có một khí chất đặc biệt, khác người thường. Chính là cảm giác mong manh, tinh xảo. Khi tĩnh lặng hệt như một mảnh sứ trắng không tì vết, đẹp đẽ nhưng dễ vỡ. Thế nhưng, giống như anh đã từng nói, một tác phẩm nghệ thuật dù có vỡ nát thì vẫn là tác phẩm nghệ thuật, mỗi một mảnh vỡ đều lấp lánh vẻ đẹp rực rỡ.

"Vì sao bọn họ lại kết hôn?" - Lý Đế Nỗ dựa vào khung cửa: "Hôn nhân thương mại?"

Giới nghệ thuật và giới kinh doanh liên hôn cũng không phải chuyện hiếm thấy trong vòng tròn này. Tuy giới nghệ thuật có thanh cao, không thèm để mắt tới những thương nhân người đầy hơi tiền, nhưng cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng. Giới nghệ thuật tiêu tiền như đốt càng không thể thiếu sự ủng hộ của tư sản.

"Không phải. Hồi ấy ông ngoại tôi còn không vừa mắt La Vân Khải mà." - La Tại Dân cúi đầu nhìn bàn trang điểm. Trên mặt bàn không có đồ trang điểm, nhưng lại bày rất nhiều đồ trang trí tinh xảo cỡ lòng bàn tay. Lẽ ra phải bày đối xứng, nhưng không biết tại sao bây giờ lại thành lộn xộn. La Tại Dân sắp xếp tại từng cái một: "Nghe nói hồi đó mẹ tôi khăng khăng phải gả cho La Vân Khải. Đôi mắt tinh tường của bà ấy cũng chỉ áp dụng được lên những tác phẩm nghệ thuật thôi, mắt nhìn người quá tệ hại."

Nói xong anh xoay người, chống tay lên bàn trang điểm, nhìn Lý Đế Nỗ: "Cậu thử nghĩ xem, bà ấy là nữ danh nhân của giới nghệ thuật, chẳng thèm để ai lọt vào mắt. Vậy mà lại một lòng một dạ muốn gả cho một người đàn ông, ầm ĩ đến mức gia đình suýt nữa từ mặt nhau. Kết quả thì sao," - La Tại Dân cúi đầu cười cười: "Phải chứng kiến tên đàn ông đó cặp bồ hết người này đến người nọ, mà người nào cũng chẳng bằng mình."

Đối với người kiêu ngạo như bà ấy thì chẳng khác nào hình phạt tử hình.

"Lúc mang thai tôi, mẹ tôi từng về nhà ngoại một thời gian. Khi về nhà thì vô tình trông thấy La Vân Khải đang cặp kè với một người phụ nữ xa lạ trong chính phòng ngủ của họ. Bắt gian tại giường." - La Tại Dân nhún vai: "Có lẽ, từ lúc ấy bà đã hận luôn đứa con trong bụng này."

Nghe anh thản nhiên kể mọi chuyện với giọng điệu thoải mái như vậy, Lý Đế Nỗ không biết phải làm gì mới có thể giúp anh.

"Vậy...sau đó thì sao?"

"Sau đó?" - La Tại Dân thở một hơi dài: "Về sau...bà ấy mắc chứng trầm cảm sau sinh rồi như biến thành một người khác vậy. Ở trước mặt người ngoài thì luôn giả vờ đoan trang, hào phóng, nhưng về nhà thì lại đập phá đồ đạc, có đôi khi còn đánh mắng chửi nhau với La Vân Khải. Thi thoảng bà ấy sẽ ôm tôi khóc, nhưng cũng có những lúc sẽ đánh đập tôi chẳng khác gì La Vân Khải." - Anh cười khẽ, chỉ chỉ lên phía trên: "Còn có rất nhiều lần bà ấy ôm tôi đứng ngoài lan can tầng cao nhất, nói muốn mang tôi chết cùng."

Nhìn anh cười mà trái tim Lý Đế Nỗ như bị thứ gì đó đâm đau nhói.

Cậu bước tới trước mặt La Tại Dân, đưa tay ra định chạm lên mặt anh thì lại bị La Tại Dân né tránh. Sự tránh né này càng làm trái tim Lý Đế Nỗ khó chịu. Tuy nhiên, ngay sau đó, La Tại Dân ngả đầu lên vai Lý Đế Nỗ, khẽ khàng thở dài.

Lý Đế Nỗ xoa xoa gáy anh, rồi hôn lên đỉnh đầu La Tại Dân. Cậu được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc nên gần như không thể tưởng tượng nổi những khổ sở mà La Tại Dân đã từng phải trải qua. Thường thì mọi người sẽ nói mình thấu hiểu, nhưng trong mắt Lý Đế Nỗ, đấy cũng chỉ là lời nói suông. Nếu không tự mình trải qua thì cái gọi là đồng cảm cũng chỉ là những lời hoa mĩ để xoa dịu dây thần kinh tốt bụng của mình thôi.

"Giờ cậu đang thương hại tôi sao?" - La Tại Dân dựa vào người cậu, giọng nói lạnh lùng như lớp băng mỏng: "Những thứ này chỉ là một góc của tảng băng mà thôi."

La Tại Dân tựa như một đứa trẻ cực đoan, không ngừng xé rách miệng vết thương của mình trước mặt Lý Đế Nỗ. Vừa nhẫn tâm xé rách, vừa cười nói với cậu: nhìn xem, chúng đẹp chứ?

Hay đã thối rữa sạch sẽ rồi?

Chúng làm cậu sợ sao?

Lý Đế Nỗ bóp nhẹ gáy anh: "Nói không thương xót thì chắc chắn là nói dối." - Ngón tay cậu ấm áp như bàn ủi: "Em thích anh biết nhường nào. Dù anh chỉ bị một cành cây nhỏ cào vào thôi, em cũng rất đau lòng, muốn thay anh chịu hết đau đớn. Nếu như không yêu thì sao có thể đồng cảm." - Cậu ôm La Tại Dân: "Anh là người em yêu nhất, anh nói xem em có thể không thương xót anh được sao?"

"Đúng là thiên tài logic mà." - La Tại Dân cũng lười tranh luận với cậu.

Sau khi nghe những lời này của Lý Đế Nỗ, anh bỗng dưng không muốn kể tiếp nữa. Nếu kể tiếp những chuyện ấy thì cũng quá tàn nhẫn với Lý Đế Nỗ.

"Em khá tò mò chuyện này, chắc ngoại hình của anh giống mẹ nhỉ?" - Lý Đế Nỗ nâng cằm anh rồi hôn nhẹ lên chóp mũi.

Lần này La Tại Dân không mắng cậu, chỉ dẫn cậu vào căn phòng nhỏ, bên trong có một cái tủ. La Tại Dân kéo ngăn kéo thứ ba, tìm một bức ảnh trong đó.

Lý Đế Nỗ vốn tưởng La Tại Dân sẽ tìm ảnh mẹ mình cho cậu xem nhưng hóa ra không phải, đó là một ảnh chụp một bức tranh sơn dầu, hình như được chụp tại một buổi triển lãm nào đó.

Bức tranh vẽ một người phụ nữ đang ngồi ngay ngắn, mái tóc đen nhánh, suôn dài được vén sang một bên. Dung mạo đẹp mặn mà, dáng vẻ cao quý. Trên chiếc cổ trắng muốt đeo một chuỗi ngọc trai rực rỡ. Điều khiến Lý Đế Nỗ bất ngờ là người trong tranh giống La Tại Dân hơn hẳn những gì cậu tưởng tượng.

"Nếu trên chóp mũi có một nốt ruồi nhỏ nữa, thì nói đây là anh em cũng tin." - Lý Đế Nỗ cảm thấy rất quen thuộc, nhưng quen thuộc là đương nhiên rồi, gần như giống hệt La Tại Dân mà. Cậu ôm bờ vai của La Tại Dân, men lên sờ sờ tai anh: "Người phụ nữ này hoàn toàn có tư cách để kiêu ngạo."

Giống như anh vậy, anh cũng có quyền được kiêu ngạo.

Lý Đế Nỗ cầm lấy bức ảnh trong tay anh, híp mắt nhìn kĩ, phát hiện bên dưới bức tranh có một nhãn dán nhỏ, trên đó viết một cái tên. Cậu không khỏi kinh ngạc: "Anh vẽ sao?"

"Ừm." - Đôi mắt La Tại Dân chăm chú nhìn bức ảnh: "Bức tranh này tôi vẽ năm 15 tuổi, cũng là bức tranh đầu tiên của tôi được đấu giá. Khi đó, bà ấy đã mất được 5 năm rồi, tất cả đều dựa vào kí ức để vẽ lại."

Tuy không hiểu về nghệ thuật nhưng Lý Đế Nỗ vẫn có thể nhìn sự dịu dàng và tình yêu thương ẩn chứa trong từng nét vẽ. Cho dù người mẹ này đã làm rất nhiều chuyện tổn thương anh, nhưng trong mắt La Tại Dân, đó vẫn luôn là mẹ mình.

"Sao chỉ có ảnh chụp vậy?" - Lý Đế Nỗ hỏi: "Bức tranh này giờ đang ở đâu?"

La Tại Dân lắc đầu: "Không biết nữa. Bức tranh này từng đặt ở phòng triển lãm của mẹ tôi, nhưng đã bị người khác mua mất rồi. Tôi nhờ người tìm thì hình như một nhà sưu tầm đã bán nó sang nước ngoài, nên về sau không thể tìm lại được nữa."

Làm một người kể chuyện xứng đáng với chức vụ, La Tại Dân ngẩng đầu, hỏi: "Muốn biết mẹ tôi chết thế nào không?"

Lý Đế Nỗ sững sờ, ánh mắt trở nên dịu dàng.

Đôi tay La Tại Dân vòng qua cổ cậu, khóe miệng khẽ cong: "Không sao đâu, muốn nói thì nói thôi."

"Những chuyện này anh từng kể với người khác sao?"

"Tôi cũng chẳng phải tên cặn bã chuyên lừa gạt lòng đồng cảm của người khác bằng quá khứ đau thương đâu." - Nói xong, anh lắc đầu, cười cười: "Được rồi, tôi đúng là đồ tồi, nhưng đều dựa vào thực lực cả đó."

Vừa nói xong câu đó, La Tại Dân bị Lý Đế Nỗ dí trán. Anh bật cười, nắm lấy ngón tay Lý Đế Nỗ, đưa tới bên miệng hôn hôn.

Thật ra, anh không hề muốn nói. Nhưng đối phương là Lý Đế Nỗ, nên anh không muốn giấu giếm. Dù sao đấy là những gì anh từng trải qua, thẳng thắn nói ra để Lý Đế Nỗ có sự lựa chọn.

Sau khi nghe thì ngẫm nghĩ lại, xem có nên chấp nhận một người khiếm khuyết như anh không.

"Lý Đông Hách cũng không biết. Nó chỉ biết tôi từng bị La Vân Khải thường xuyên đánh đập. Chuyện này không thể giấu được vì nó ngồi cùng bàn với tôi." - Anh mỉm cười: "La Vân Khải vì thể diện của ông ta nên chưa bao giờ đánh vào mặt tôi. Ông ta chuyên dùng gậy golf vừa dài vừa cứng nện xuống lưng tôi, còn phải trói lại, nếu không tôi sẽ chạy mất."

Anh thản nhiên kể ra, ánh mặt đầy bướng bỉnh: "Đánh xong tôi vẫn có thể xuống giường, đi học. Có một lần trong giờ nghỉ trưa, Lý Đông Hách tự dưng đẩy đẩy gọi tôi dậy." - Kể đến đây anh chợt bật cười: "Cậu biết không, bình thường mặt nó chẳng bao giờ có biểu cảm đâu. Đến bây giờ tôi vẫn có thể nhớ được biểu cảm hoảng sợ với đôi mắt trợn to của nó." - La Tại Dân bắt chước dáng vẻ của Lý Đông Hách lúc đó: "Lưng cậu đang đang chảy máu kìa, thấm cả ra đồng phục rồi."

"Sau đấy, tôi không giấu được nữa, mà nó lại là người thông minh. Đánh nhau bình thường thì làm gì có ai bị đánh đến mức ấy đâu chứ." - La Tại Dân thở dài: "Nhưng tôi vẫn không thể kể những chuyện khác với nó, vì hai đứa đáng thương mỗi ngày ở cạnh nhau cũng đủ khổ rồi." - Nói xong, anh cười khẽ, thả lại bức ảnh vào ngăn kéo, dẫn Lý Đế Nỗ ra khỏi phòng sưu tầm, đi qua một hành lang triển lãm thật dài.

"Mẹ tôi chết vì lạm dụng thuốc." - La Tại Dân nói ra như được trút gánh nặng: "Bệnh trầm cảm sau sinh càng ngày càng nặng, mỗi ngày bà ấy đều phải phụ thuộc vào thuốc mới có thể duy trì thể diện trước mặt mọi người. Nói trắng ra thì lúc ở bên ngoài, bà ấy giống như thiên thần vậy, nhưng khi về nhà lại biến thành kẻ điên. Đổi qua đổi lại một thời gian dài, đến cuối cùng bà ấy không còn cách nào khống chế tính cách được nữa." - Nói tới đây, anh bỗng dừng bước, vô cùng nghiêm túc nhìn Lý Đế Nỗ, đặt câu hỏi: "Cậu nói xem, tôi biết diễn như vậy, liệu có phải do nguyên nhân di truyền không?"

[CHUYỂN VER] Anh chỉ thích hình tượng của emNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ