Bà nội Cố Yên Chi đã có cháu đích tôn, là con trai củabác nàng nên đối với đứa cháu gái này không có mong đợi. Bà ngoại Cố Yên Chi có2 người con, Trương Thiếu Lâm và Trương Tĩnh Nhàn, Trương Thiếu Lâm có một contrai một con gái, ở thôn nghèo và cổ hủ trọng nam khinh nữ nên hai đứa con củaTrương Thiếu Lâm được bà ngoại cưng chiều. Còn đối với Cố Yên Chi là một bộ mặthờ hững không quan tâm, dù đều là cháu gái nhưng chị họ là cháu nội nên vẫn đượcyêu thương hơn đứa cháu ngoại là nàng.
Ở miền Nam thời tiết khắc nghiệt hơn nhiều so với miền bắc, nơi thôn nghèo này sống nhờ vào việc trồng trọt đồng án. Nhưng ông trời không giúp con người, thời tiết ngày càng nóng bức, có năm lại hạn Hán, hoa màu không có thu hoạch, cuộc sống đã nghèo lại còn nghèo hơn. Rất nhiều người trẻ tuổi bỏ xứ đi đến các thành phố lớn làm công kiếm tiền còn hơn chịu đói chịu khát ở nơi nghèo nàn này. Ba mẹ Cố Yên Chi cũng là một trong số đó. Năm nàng được 4 tuổi, Cố Vĩ Văn và Trương Tĩnh Nhàn mang theo nàng lặn lội đường xá xa xôi đi đến thành phố T này.
Vốn liếng không có, thành phố T lại là một nơi phồn hoa và trình độ dân trí cao, bọn họ chỉ có thể thuê một căn trọ ọp ẹp tại một khu nhà dành cho lao động nghèo. Căn nhà tồi tàn đến mức sơn trường đã bị bong tróc hết lên, sàn cũng chỉ trám xi măng, nhà vệ sinh đóng một lớp rong rêu dơ bẩn. Bọn họ bấm bụng dọn vào ở, cố gắng dọn dẹp sạch sẽ để nơi này có thể gọi một tiếng là "nơi để ở".
Cố Vĩ Văn và Trương Tĩnh Nhàn không có trình độ nên rất khó tìm việc, may mắn là Cố Vĩ Văn được một người hàng xóm giới thiệu vào làm công nhân bốc vác tại một công trường gần đó, số tiền họ trả cũng kha khá nên nhanh chóng xoay sở được cuộc sống hằng ngày. Dọn đến đây một tháng sau, Trương Tĩnh Nhàn mới xin vào được một quán ăn làm bưng bê, tạp vụ. Vì không có ai trông chừng Cố Yên Chi, cũng không đủ tiền gửi nàng vào nhà trẻ nên Trương Tĩnh Nhàn mang theo nàng đến quán ăn. Cố Yên Chi ngoan ngoãn ngồi ở một góc trong quán ăn đợi mẹ làm việc từ sáng sớm đến xế chiều.
Bà chủ quán thấy nàng tội nghiệp nên mỗi ngày đều cho Trương Tĩnh Nhàn rất nhiều thức ăn mang về, vì vậy việc ăn uống bọn họ không tốn nhiều nên chỉ một năm đã có một khoảng tiết kiệm. Cố Yên Chi mỗi ngày theo mẹ đến quán ăn, mặc dù không nhanh nhẹn như những đứa trẻ khác nhưng nàng rất thông minh, đôi khi quán đông khách bà chủ bảo nàng chạy mấy việc vặt như bưng nước, thu tiền và lau bàn.
Tuy đây chỉ là một quán ăn bình dân nhưng là phục vụ cho nhân viên văn phòng, bọn họ nhìn thấy Cố Yên Chi ngoan ngoãn, đáng yêu lại biết nghe lời nên rất quý mến, sẽ bỏ vào cái túi áo của nàng một ít tiền để nàng mua bánh kẹo. Đến tối bà chủ quán cũng sẽ thưởng cho nàng một ít tiền lẻ.Trương Tĩnh Nhàn mua cho nàng một con heo đất nhỏ, mỗi ngày Cố Yên Chi đều sẽ bỏ tiền mình được thưởng vào đó để tiết kiệm.
Lúc Cố Yên Chi 6 tuổi nàng phải vào tiểu học, Trương Tĩnh Nhàn xin cho nàng vào học tại một ngôi trường tiểu học nhỏ ở gần nhà, trường học này dành riêng cho những đứa trẻ con của lao động nghèo. Cố Yên Chi rất thông minh, nghe gì liền hiểu đó, nàng thông minh hơn nhiều so với đám trẻ cùng lứa. Vì ba mẹ chúng đều không có trình độ nên không dạy dỗ được chúng, bọn trẻ này rất hư thậm chí có vài đứa trẻ rất xấc xược biết nói đổng chửi thề.
Học kỳ một của năm lớp 1, Cố Yên Chi là đứa trẻ giỏi nhất, điểm số các môn của nàng đều đạt điểm tối đa. Nàng mang phiếu báo điểm về cho mẹ, Trương Tĩnh Nhàn ở trong bếp nấu ăn, nhận được phiếu báo điểm của nàng liền mừng rỡ mà ôm lấy nàng khóc. Bà sợ Cố Yên Chi từ nhỏ đã không được đến trường mẫu giáo, cũng không được dạy chữ, sẽ khiến nàng không theo kịp những đứa trẻ khác, tính cách Cố Yên Chi lại thụ động, nhút nhát nên Trương Tĩnh Nhàn càng không có hi vọng. Lúc này bà có thể yên tâm về nàng, Trương Tĩnh Nhàn ít học nên cuộc sống khó khăn, bà muốn con của mình được học tới nơi tới chốn để cuộc sống sau này không vất vả như ba mẹ.
Cố Yên Chi tuy trầm lặng, ít nói nhưng nàng rất hiểu chuyện. Nhìn những giọt nước mắt và nụ cười của Trương Tĩnh Nhàn, Cố Yên Chi biết mẹ mình đang rất vui. Nàng biết rồi, biết cách làm cho mẹ mình cảm thấy hạnh phúc, biết cách để làm cho mẹ tự hào về nàng. Từ nhỏ nàng đã từng nghe rất nhiều lời chỉ trích và khi dễ của bà nội, bà ngoại cả bác trai, bác gái và cậu, mợ nàng nói với ba mẹ chỉ bởi vì nàng là một đứa con gái. Hiện tại nàng biết cách để làm cho bọn họ không thể xem thường ba mẹ nàng nữa rồi. Cố Yên Chi kể từ ngày đó luôn tự nhủ trong lòng nàng phải học thật tốt, thật tốt.
Năm sinh nhật 6 tuổi của mình, Cố Yên Chi được cô giáo và các bạn cùng lớp tổ chức tiệc sinh nhật cho nàng. Đó là lần đầu tiên Cố Yên Chi biết bánh kem sinh nhật trông như thế nào, có vị ra sao. Chiếc bánh kem rẻ tiền không có gì ngoài cái lớp bánh bông lan chai cứng với lớp kem trắng bên ngoài ngọt như đường, nhưng đó chính là khoảnh khắc quý giá nhất ở tuổi thơ của nàng. Cố Yên Chi không bao giờ quên được cái vị của chiếc bánh kem đó.
Niềm hạnh phúc và vui mừng của nàng chẳng kéo dài được bao lâu khi mà Trương Tĩnh Nhàn mang thai Cố Yên Hoa. Cố Yên Hoa trong lời của bà lão kì lạ ở trên núi kia chính là khắc tinh của Cố Yên Chi, là cứu tinh của Cố Vĩ Văn và Trương Tĩnh Nhàn. Là người sẽ giúp gia đình này tránh khỏi những điềm xấu mà Cố Yên Chi đem đến.
----------------------
Tác giả có lời muốn nói:
Tác giả: Sợ ma quá!
Hà Phương: Cô bao nhiêu tuổi rồi?
Tác giả: Chỉ hơn mười tám, đôi mươi một chút thôi!
Hà Phương: Thật sao?
BẠN ĐANG ĐỌC
[BHTT - HOÀN] ÔN NHU NHƯ HẠ
Ficțiune generalăNguyện đánh đổi cả thanh xuân này, để nhận lấy hạnh phúc trọn đời bên cạnh nàng. Cố Yên Chi - Giảng viên ngành ngôn ngữ học của Đại học Kinh Nguyên. Nàng sinh vào một ngày mùa hạ của tháng 3, tính cách dịu dàng, hòa nhã, xinh đẹp đơn thuần như thiế...