Chương 38

95 17 2
                                    

Mùa thu năm Thiên Phúc thứ mười, Hoàng đế Bắc Lương đồng ý với yêu cầu của Ngụy Vương, giao cho hắn chức vụ xét xử chuyện Ung Châu, phái hắn đi tu sửa đê điều.

Cuối năm đó Hoàng đế hạ lệnh, bên cạnh Thái Học còn cho lập thêm một trường học khác, lấy tên xưng từ thời Chu Thiên Tử, ban là Thành Quân Quán. Thành Quân Quán này khác với Thái Học, Bệ hạ mời chào khắp nơi, không kể tổ tiên có từng làm quan hay không, chỉ cần có thể vượt qua khảo thí, có đầy đủ điều kiện học thì có thể nhập học. Ngoài ra, còn sắc phong chức vị bác sĩ* của Thành Quân Quán, chuyên giảng giải các bộ sách kinh điển như <Lễ ký>, <Tả Truyền>, <Chu Lễ>.

* "博士" (Bác sĩ) thời xưa khác với cách hiểu ngày nay. Trong ngữ cảnh cổ đại Trung Hoa, "Bác sĩ" không phải là danh xưng chỉ người hành nghề y mà là danh xưng tôn quý dành cho những học giả uyên bác, tài cao đức trọng, am hiểu kinh sách. Họ thường giữ vai trò giảng dạy, cố vấn cho vua chúa hoặc quản lý các vấn đề liên quan đến văn hóa, giáo dục. Cụ thể: Thời nhà Hán: "Bác sĩ" là học vị cao nhất trong Thái Học - trường học lớn nhất thời bấy giờ. Những người có học vị này thường được vua chúa tin dùng, giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình. Thời kỳ sau: "Bác sĩ" được dùng để chỉ chung những người có học vấn uyên thâm, tinh thông một lĩnh vực nào đó, ví dụ như "Thái Y Bác Sĩ" (thầy thuốc giỏi), "Luật Học Bác Sĩ" (người giỏi về luật)...

Việc mở trường dạy học này của Thiên tử là mang lại lợi ích cho dân chúng, vốn là chuyện tốt. Nhưng còn chưa được ba tháng, mấy vị học quan trong Thái Học đã cùng nhau ký tên dâng thư, nói bác sĩ Thành Quân Quán đại nghịch bất đạo, lúc giảng giải 'Kinh thi' lại nói một câu hoang đường 'Con cháu Văn Vương, chi này vốn tồn tại nhiều đời.'

Ý của câu này là, Văn Vương làm quân chỉ truyền cho đích trưởng tử, con cháu của ông chính là đại tông muôn đời không thay đổi. Đây là lễ chế đã tồn tại hàng nghìn năm, là nền tảng lập quốc không thể lay động. Bác sĩ Thành Quân Quán lại dám nói câu hoang đường như vậy, không phải đại nghịch bất đạo thì là gì?

Chuyện này khiến cho trong triều nổi lên sóng to gió lớn nhưng Hoàng đế lại một mực đè xuống không nhắc tới, thái độ không rõ ràng. Các học quan sau đó còn tìm ra nhiều bằng chứng hơn nữa, nói vị bác sĩ Thành Quân Quán này không chỉ có vấn đề ở việc này mà ngay cả 'Châu lễ' cũng dám xen vào, tùy ý sửa đổi lời nói của Tiên thánh, dẫn đến các học sinh trong Thái học cũng lấy làm bất mãn, tụ tập bên ngoài Thái học náo một trận.

Chuyện này rầm rộ từ mùa xuân năm Thiên Phúc thứ mười một ầm ĩ đến tháng mười, văn võ cả triều không ai là không bị kéo vào, hầu như cứ cách hai tháng là lại được thượng nghị trên triều một lần. Hoàng đế quả thực không chịu nổi nữa đành phải xử trí bác sĩ Thành Quân Quán, để ông làm ngoại phóng*, lúc này mới xoa dịu phẫn nộ của nhiều người.

*外放(wài fàng): là đang làm quan trung ương thì cho chuyển ra làm quan địa phương. Chưa biết dùng từ nào nên tui để vậy, ai biết chỉ tui nha.

Nhưng chúng thần còn chưa vui vẻ được bao lâu thì liền phát hiện Hoàng đế còn có người thay thế. Trên mặt thì xử trí tên bác sĩ nhưng lại không thật sự xóa bỏ Thành Quân Quán, ngược lại lại đem luật học và đạo học cùng nhau nhập vào trong đó, lệnh cho các Hoàng tử trong tông học và các con cháu trong tông thất cùng nhau đến Thành Quân Quán học, trong các Hoàng tử thành niên ngoại trừ Tề Vương tuổi tác khá lớn ra, chọn Trần Vương làm ti nghiệp* Thành Quân Quán, lệnh hắn lãnh sự trước.

[Trans/Edit] BJYX - Đoạn Nhạn ThanhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ