Trong chuyến dã ngoại leo núi trên vùng cao nguyên, ông Hưng một người thích sưu tầm cổ vật tình cờ phát hiện ra cái hang nằm cheo leo trên vách đá. Một vài dấu tích để lại chứng tỏ đã từng có nhiều người trú ngụ ở đó cách nay lâu lắm. Ngoài những mảnh gốm bị vỡ và máy hòn đá kê làm bếp ở một góc hang thì điều khiến ông Hưng lấy làm lạ là giữa hang có đám tro than thật lớn như tàn tích của đêm lửa trại. "Để sưởi ấm người ta đâu cần đốt một đống lửa to nhường ấy! Và thật lạ có vẻ như đống tro không ảnh hưởng gì bởi mưa gió cùng năm tháng...". Bất ngờ ông phát hiện một miếng ván nằm lẫn lộn dưới lớp tro tàn xưa cũ ấy. Miếng ván dày độ hai, ba phaanhinhf chữ nhật hay đúng hơn là gần như vậy, ba cạnh kia đều thẳng góc với nhau riêng một cạnh thì bị cháy nham nhở, hẳn đây là phần còn lại của một tấm ván dài được cưa xẻ từ lõi một loại cây hiếm, nhẹ nhưng cứng chắc.
Ông Hưng thích lắm vì đoán rằng miếng ván này có lẽ cũng đã tồn tại ít nhất cũng khoảng ba, bốn thế kỷ, hơn nữa trên mặt tấm ván có khắc những dòng chữ lạ mà ông đoán là ngôn ngữ cổ. "Thật là chuyến du lịch nhiều may mắn!" Ông Hưng nghĩ thế và xem mảnh ván ấy như chiến lợi phẩm trong cuộc hành trình dã ngoại.
Trên đường trở về Sài Gòn ông Hưng ghé qua thăm một học giả từng có mối quan hệ với ông về những sưu tầm cổ vật, nhân dịp đó nhờ vị học giả đánh giá và dịch những dòng chữ khắc trên tấm ván.
- Đây là tấm ván xẻ ra từ một thân gỗ quí hiếm mà hiện nay loài cây này hầu như đã bị tuyệt chủng vì lửa đạn chiến tranh cộng thêm nạn phá rừng vô tội vạ tàn phá... Theo những cổ tự ghi lại trên mảnh ván tuy không đầy đủ vì nó chỉ là phần còn sót lại của miếng ván lớn bị cháy gần hết nhưng dựa theo phong tục, tập quán người bản địa xưa và căn cứ theo nội dung các dòng chữ này thì đây là một miếng ván... hòm của một vị hoàng thân quốc thích nào đó. Theo niên kỷ ghi lại ở đây chúng ta có thể đưa ra giả thuyết là người này sống vào thời vương triều có nội loạn tranh giành quyền lực hoặc chiến tranh. Có lẽ vì thất thế hay vì một lý do nào đó nên vị quí tộc này đã cùng thuộc hạ trung thành rời kinh đô tìm chốn ẩn náu trong hang núi heo hút. Người ta đã đóng sẵn cái hòm bằng gỗ quí phòng khi ông ấy chẳng may mệnh một thì liệm vào đó cùng với các loại thảo dược, hương liệu dùng ướp xác chờ thời cơ thuận tiện sẽ hỏa táng bởi phong tuch người Chăm là thiêu xác. Nếu sự thật đúng như giả thuyết tôi vừa nêu ra thì đây là trường hợp hi hữu hiếm thấy.
- Vậy ra đây lại là một mảnh quan tài của vị đại nhân hay chức sắc ngày xưa... Nếu thế thì ông ta đã được ướp xác vào đây chưa ạ?
- Theo những gì ông mô tả và qua các tấm ảnh chụp về cái hang núi ấy thì tôi đoán chừng đã từng có thi thể được ướp vào cái hòm ấy rồi. Người ta chỉ phá bỏ biến cái hòm quách gỗ quí ấy thành củi khi mà thi thể người chết đã được lấy ra đem lên dàn thiêu. Đám tro than lớn ở giữa hang động mà ông nhìn thấy hẳn là nơi người ta đã hỏa thiêu thi thể người chết... Tuy nhiên chúng ta cần phải có thời gian để tìm hiểu thêm cho chính xác vì những gì tôi vừa nói chỉ là những ý kiến chủ quan mà thôi...
Ông Hưng đem mảnh ván về Sài Gòn để vào kho chờ dịp thuận tiện sẽ nhờ các nhà khoa học sưu tầm, minh định lai lịch tấm ván gỗ. Thế nhưng nhà sưu tầm đồ cổ đã vĩnh viễn không bao giờ tìm thấy được lời giải đáp bởi cái chết đột ngột đầy bí ẩn đã ngăn cản ông làm việc đó.
BẠN ĐANG ĐỌC
Truyện Ma Kinh Dị
TerrorNhững truyện ma kinh dị ở nhiều nơi nhiều tác giả được tổng hợp