Chương 12: Trận chiến Qadesh.

20 2 0
                                    

Mùa xuân năm 1301 TCN, để hiện thực hóa hoài bão to lớn của vua Ramesses II nói riêng và Ai Cập nói chung. Trung tâm Sybia là mảnh đất của Ai Cập từng chiếm được nhưng chỉ sau mấy trăm nay vùng đất này lại thuộc về Hittite. Bằng mưu lược của mình, quân Ai Cập quỷ không hay thần không biết chiếm được thành Amurru, một bàn đạp lớn để dẫn tới cuộc chiến thảm khốc. Ai Cập chia ra hai tuyến đường, một theo ngã thung lũng Bekaa, một hướng từ Amurru với các quân đoàn Pta, Set tập trung tại Qadesh. Cuộc chiến xảy ra ở sông Orontes của vùng Qadesh.

Tướng quân của Ai Cập chủ động tấn công trước nhưng không ngờ lại bị rơi vào thế bị động cả hai cánh quân đều thất bại, Ai Cập rơi vào trong trạng thái khủng hoảng, quân đoàn và binh lính bỏ chạy tứ tán, một số thì chết trận, vùi thân mình ở đất khách. Thế trận vẫn không cân bằng dù hai cánh quân Ra, Amun đều xuất trận. Vút dậy trong đống hoang tan, Ramesses II đích thân đi chinh phạt, một mình một ngựa tiến vào trong quân đội Hittite.

Trận chiến Qadesh là thất bại đầu tiên cho vị vua trẻ và cũng là nơi mà Ai Cập muốn chứng minh. Ramesses II không gì là không thể bước ra từ ranh giới địa ngục đem quân Hittite đặt dưới thân mình, lấy máu của họ tế đất trời. Mặt đất và sông suối ở đó đều nhuộm đỏ, dù có thay da đổi thịt bao nhiêu lần, nơi đây vẫn luôn tràn đầy sắc đỏ. Máu thấm vào đất đá, rong rêu nhiều tới mức vĩnh viễn không rửa sạch được.

Năm 1259 TCN chiến thắng thuộc về Ai Cập, không muốn kẻ sống người chết, cả hai cường quốc đi đến ký kết hòa ước với điều kiện lấy mạng đổi mạng.

Nhân dân Hittite như vừa trải qua một giấc mộng dài, họ thức tỉnh với vẻ mặt còn đầy sự ám ảnh trong đôi mắt của họ. Cuộc chiến đã qua thứ mà họ mất nhiều hơn còn, đất nước chỉ có thể cúi đầu mà dồn nén vào trong. Đây là thời kì của chiến tranh họ chỉ có thể sống và chiến đấu hoặc chết. Sống và chiến đấu dù biết kết cục cũng rất bi thảm nhưng nếu lựa chọn cái chết lại càng thê lương hơn bởi vì không cần phải đổ máu thì họ cũng sẽ có một cái chết đầy dày vò.

Nơi đâu cũng hỗn loạn, sứ giả từ Ai Cập tới Hittite để ký bàn hòa ước như đã định. Chỉ còn việc vua Hittite chấp nhận điều kiện đã thỏa thuận. Ở trên đó có ghi rõ ràng, Ai Cập sẽ giữ hòa bình cho Hittite trong thời gian dài nhất, đồng thời Hittite phải đưa một công chúa sang Ai Cập, người ấy sẽ là giao ước cho hòa bình hai nước.

Đây là những điều mà hòa ước đã đề cập tới những vẫn còn một bức thư riêng chính Pharaoh đích thân muốn gửi tới vua Hittite.

Công chúa đức vua chọn ai cũng tài giỏi và xinh đẹp nhưng ta muốn thấy rõ tấm lòng muốn hòa bình của ngài.

Đúng là lời nói cuồng ngạo của một tên vua trẻ, bức thư này vốn nhắc nhở nhưng hóa ra là đe dọa. Muốn nhắn nhủ với tên vua già như ngài, khôn hồn thì nên chọn người có vị thế, chứ đừng đưa mấy người vô tích sự chỉ biết khóc lóc hoặc ủy quyền đến dòm ngó đất nước Ai Cập.

Cả tòa thành vững chắc cũng nháo nhào lên, nàng cứ nghĩ sẽ không có thứ gì có thể làm lung lay nơi này cơ chớ.

Nhưng nàng không nghĩ sự xung đột ấy có tác động tới nàng.

Điều Lãng Quên Ở Ai CậpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ