Chương 27:
Sổ con mà Yến Tư Không gửi gấp đến kinh đô rất nhanh được hồi đáp. Như bọn họ đoán, Chiêu Vũ đế bị điều kiện Phong Dã làm cho giận đến giơ tay giơ chân. Sau khi bàn bạc với các đại thần, đồng thời cũng nghe ý kiến trong tấu chương của Yến Tư Không, lão đồng ý xứng danh cho Phong gia trước nhưng không nói xứng danh thế nào, đồng ý giao Tạ Trung Nhân cho Phong gia xử trí nhưng không nói bao giờ giao, lấy đó để Yến Tư Không có thể tiếp tục thương lượng với Phong Dã.
Còn về việc bồi dưỡng Chahar lên thành một Mã thị, trong triều có Mạnh Đạc và Chúc Lan Đình tán thành, lại có Triệu Phó Nghĩa giúp đỡ, nên diễn ra cực kỳ thuận lợi như kế hoạch của Yến Tư Không.
Triều đình phái Tả thị lang bộ Lễ đến Chahar nghị hòa trước, đồng thời lên kế hoạch hợp nhất Đại Đồng và Kiềm Châu thành một phủ do một vị Tổng Đốc cai quản, thúc đẩy nông canh và chăn nuôi vùng Hà Sáo, hồi sinh lại bảo địa màu mỡ sắp chết dần chết mòn này.
Trước đây Kiềm Châu chỉ có tri phủ, không có Tổng đốc, mà vị trị Tổng đốc vốn có ở Đại Đồng từ sau khi Phong Kiếm Bình qua đời, triều đình muốn chèn ép Đại Đồng nên không lập Tổng đốc, quân chính tách rời, hoàn toàn cắt giảm quyền lợi của quân Phong gia, mà tri phủ Đại Đồng hiện tại là Vương An Khắc đương nhiên trở thành người được chọn cho vị trí Tổng đốc của Đại Đồng và Kiềm Châu.
Vương An Khắc lại là người vô cùng thức thời, biết hiện tại trong triều ai như mặt trời ban trưa, sau khi nhậm chức vẫn đến thảo luận với Yến Tư Không phải mở Mã thị thế nào để Hà Sáo khôi phục lại dáng vẻ năm xưa.
Yến Tư Không thấy tình hình Đại Đồng và Kiềm Châu nhìn chung hơn nửa đã nằm trong tay y, nhưng nếu muốn giúp Phong Dã chiếm được ít nhất một trong hai nơi này, bây giờ vẫn còn chưa đủ.
Chỉ dựa vào cái miệng thì không thể nên cơm cháo, muốn khiến quân đội triều đình phải theo phản quân không ngoài hai khả năng, một là chiến bại đầu hàng, hai là sư xuất hữu danh.
Muốn lôi kéo Đại Đồng và Kiềm Châu phải có đủ hai yếu tố này.
Cái gọi là 'sư xuất hữu danh' tức là xuất binh phải có lý do, nó có thể là xuống thang thay trời hành đạo, bình định cũng được, thanh quân trắc* cũng tốt, chiến tranh luôn phải có lý do. Phản quân Lang vương ra trận phải trên danh nghĩa thanh quân trắc, tĩnh quốc nan, trừ hại cho dân.
*Thanh quân trắc: diệt trừ gian nịnh bên vua.
Chỉ là hoạn quan đã diệt, quân trắc đã sạch, cái danh này bắt đầu trở nên gượng ép. Cái danh tốt nhất hiện tại chính là quân soái đang nằm trong tay Yến Tư Không --- vị thái tử danh chính ngôn thuận hơn vị thái tử đương thời --- Trưởng hoàng tử, cũng chính là Sở vương ngày hôm nay, Trần Mộc.
Chỉ cần có Trần Mộc là có thể vu cáo Trần Xuân có ý đồ bất chính với ngôi hoàng đế, lấy đó làm lý do xuất binh, quan trọng nhất là, Trận Mộc có thể hiệu triệu các phiên vương địa phương đồng tâm hiệp lực giương cờ đại nghĩa, không có Trần Mộc, Phong Dã lớn mạnh từng ngày uy hiếp đến giang sơn Trần gia, Chiêu Vũ đế hô hoán cần vương, long tử long tôn này sẽ hợp sức diệt trừ hắn.
BẠN ĐANG ĐỌC
[EDIT] Trục Vương - Thủy Thiên Thừa
RomansaTên truyện: Trục vương (逐王) Tên Việt: Theo đuổi nghiệp đế vương Tác giả: Thủy Thiên Thừa (水千丞) Tình trạng bản gốc: Đã hoàn (343 chương +10 phiên ngoại) Thể loại: Cổ trang, cung đình, ngạo kiều chiến thần tra công X phúc hắc dã tâm tra thụ, niê...