Xứ chợ Gạo này bình thường rộn rã, nhưng dân xứ này họ quen đi ngựa hoặc đi bộ. Nay ở ngã ba chợ Gạo rẽ phải hơn hai ngàn thước thì tới nhà của Hiến sát sứ của tỉnh Gò Công này. Có một chiếc xe hơi màu đen bóng, song nửa thân dưới là bùn là đất bám đầy liền biết chiếc xe này là từ phương xa họ tới. Tới chừng khi xe rẽ vào sân nhà của Hiến sát sứ, thì họ biết là người khách của nhà này. Từ cửa sau, một cậu thanh niên đội nón nồi màu đen, áo sơ mi trắng khoác gile caro nâu, đôi mắt hiền mà nghiêm nghị song vẫn thấp thoáng một nổi buồn dong dài bước xuống sân, người phụ nữ trong nhà trạc chừng hàng năm song tướng mạo bà không quá to lớn nên nhìn bà chỉ cỡ hơn ba mươi là cùng, thấy cậu thanh niên trẻ kia thì bà liền ra mừng
"Con Hữu đó đa?"
"Bẩm, là con đây má" cậu Hữu miệng cười, song mắt cậu buồn hiu. Bà liền mừng mà kéo con vào trong nhà, rồi gọi mấy sấp nhỏ pha trà, lấy bánh ra cho cậu ba Hữu. Cậu Hữu ngó thấy nhà bày biện cơm cúng, song không thấy mấy người khác đâu thì liền hỏi
"Cha với anh hai đi đâu rồi má? Sao hôm nay đám giỗ mà lại vắng tanh nhà cửa thế này?"
Bà Hiến sử vừa rót trà mà bà vừa nói "Cha con với anh con đi xử lí chuyện chi ở dưới tỉnh đấy, hôm nay chủ nhật mà cũng không ở nhà ăn đám giỗ con gái cứ đi miết thôi. May mà có con lên đây chơi, hông má ở nhà má buồn rầu hết sức."
Cậu Hữu cười mà không nói chi hết, cậu nhìn lên bàn thờ nhỏ ở phía tay mặt mà cậu không khỏi não nề. Bà Hiến sử thấy ánh mắt cậu rưng rưng thì bà cũng không còn niềm nở nữa, mới sai mấy đứa nhỏ đi gọi ông Hiến sử và cậu hai về, báo cho hay là cậu ba từ dưới Vĩnh Long lên chơi. Đi cho mau, để tránh đợi chờ. Cậu thấy không khí não nề, có nói chuyện cũ mà thêm buồn nên cậu mới hỏi chuyện khác
"Con nghe anh hai được đề bạt lên làm cao, mà anh hai lên làm tới chức gì đó má?"
"Như cha bây thôi, làm Đề Lãnh. Xử mấy vụ kiện tụng ở tỉnh, mà phải thông qua cha bây tại cha bây cũng làm mấy cái kiện tụng, xử tòa xử án gì đấy" bà Hiến Sử vừa tiêm trầu mà nói
"Anh hai đương ba mươi mà lên tới chức Đề Lãnh, cũng biết con người ảnh liêm chính. Con đã hăm lăm, mà nay chỉ biết học chứ chả giỏi được như anh hai thì con lấy làm thẹn. Bằng tuổi con người ta làm tới chức Thông Phán rồi đấy má"
"Con lo xa, con khỏe ăn ngon ngủ kĩ là má mừng cho con hổng hết chớ thẹn cái chi. Mình hông làm quan mà mình giỏi chữ giỏi nghĩa, hông bậy với đời thì trời họ thương. Ở hiền gặp lành..."
Nói tới đó thì bà rưng rưng nước mắt, bà ở hiền lành chứ đâu có ác với ai. Dân họ oan cái gì, họ không gặp được ông Hiến Sử thì họ gặp bà, bà đều giúp mà nói cho chồng hay để chồng nhờ người xuống xem chuyện. Dầu nhỏ hay lớn, dầu nghèo thì bà cũng tiếp thay chồng mà làm chứng cho họ. Trời ngó mà coi, bà ăn ở vậy mà trời nỡ cướp con bà đi, nó còn trẻ, còn cả tương lai mà nỡ để nó mất, nghĩ tới đó thì bà ngó lên bàn thờ mà đau đớn tâm can...
Trân Ni đang chặt mấy cây dừa nước, Trí Tú thì giúp đem lên ghe. Nay trời nóng nực, hai người trốn làm mà đi xuôi theo kênh rạch mà đi chơi, thấy mấy buồng dừa nước thì liền chặt ăn cho mát. Do chỉ là kênh rạch nên ít người qua lại, thêm trời mát nên cả hai tham chơi không muốn về. Chặt được chừng vài ba buồng dừa thì mới xuôi xuống xa hơn mà hóng mát, thấy được cái chòi trơ trọi nằm bên sông, thêm có buồng dừa ở giữa kênh là chia ra hai nửa. Gặp ở đây buồng dừa cao ngất nằm hai bên, thì dù ban trưa nắng có cỡ nào thì vào đây cũng như sập tối chạng vạng vậy. Trí Tú liền buột miệng nói
BẠN ĐANG ĐỌC
Đò Dọc
FanfictionCon đò không có tay chèo, nương theo dòng nước ngày mùa nước nổi. Lênh đênh như số phận bạc bẽo của người phụ nữ nghèo mạt trong phong kiến xưa...