Chap 62

2.9K 338 46
                                    

Trân Ni vốn là con nuôi bà hai Hưởng, dầu vậy cô vẫn không từ chối mà để làm con nuôi bà trong giấy tờ. Phần vì bà đã ở cạnh thủ thỉ, dạy cô nấu ăn, làm việc nhà nên cô cũng cảm tạ không kém. Cha má Trân Ni phần cảm kích bà đã cho Trân Ni nương nhờ, có một mái ấm để tránh mưa tránh bão nên liền cho họ xuống xứ Bạc Liêu, cùng với vợ chồng thằng Tí và vợ chồng thằng Tèo.

Đất của họ dưới cái xứ Bạc Liêu cả 100 mẫu, chẳng ai chăm coi. Nên họ cho gia đình kia xuống dưới ở, đất thì cứ chia nhau ra làm ai làm nhiều thì có nhiều, ai làm ít thì có ít. Chỉ là không lấy tiền công đất mà thôi, cho họ đất cấy coi như họ thay mình chăm sóc ruộng vườn. Khi nào cần lấy, thì sẽ lấy lại. Dầu vậy, chỉ cần một mùa lúa họ trúng lặp tức đã giàu hơn khi xưa rồi.

Gia đình Trân Ni vốn có một đau thương không kém ở xứ Bạc Liêu, nên họ không theo về mà ở lại xứ Gò Công này. Dù xứ Gò Công cũng tang thương không kém, cũng đã khiến họ lao đao khổ sở cùng cực những ngày đi kiếm Trân Ni. Nên bà hai Hưởng lúc nhận được đặc ân của họ, bà vừa mừng vừa lo. Xứ lạ, cái gì cũng lạ mà chỉ có thân bà với mấy đứa nhỏ, nên bà cũng bịn rịn không kém. Nhất là đối với Trân Ni, bà ứa nước mắt mà hôn lên má con gái mình thay lời tạm biệt, rồi leo lên xe ngựa rời đi. Tìm kiếm cho mình, cho con cho rể một cuộc đời ở xứ khác...

Qua mấy hôm sau, chừng đầu tháng mười se se lạnh. Gia đình Trân Ni bắt gà, bắt vịt, mua heo quay để tiếp đãi sui gia là cha má của cậu Hữu từ làng Phú Thành, tỉnh Vĩnh Long lên chơi. Và hơn hết, chính là bàn lại đám cưới cho Trân Ni và cậu Hữu, định ngày kết hôn cùng với cậu hai Vỹ và Trí Tú. Bên phản bên phải, Trí Tú ngồi cạnh cậu hai Vỹ để quan sát gia đình hai bên trò chuyện.

Nếu người ngoài nhìn vào, họ liền mang một cảm giác ngưỡng mộ cùng cực hai anh em nhà cậu Vỹ. Người thì có vợ học cao, đức rộng biết đối nhân xử thế. Và người có chồng tuy chồng không theo nghiệp làm quan, song học thức uyên thâm, tính nết hiền lành lại chẳng nhậu nhẹt, quậy phá dù là con nhà khá giả. Chưa kể, dâu rể lại là bạn đồng môn đồng lứa, học vấn bằng nhau. Liệu trên đời, kiếm đâu ra để mà có thể thốt lên hai từ: viên mãn?

Trân Ni đứng cạnh cậu Hữu, cùng cậu khoanh tay nghe cha má hai bên định đoạt. Ánh mắt cô trầm tư đi, nhất là khi ngẩng lên thấy đôi mắt bi ai của người mình thương, đầy sự thống khổ kêu gào mà không thể nói thành lời. Trí Tú quặn thắt tim gan mà chỉ dám nhìn đôi tay mình đang bấu chặt trên đùi..

Nếu như muốn em hạnh phúc thì tôi nên nhìn thật rõ ngày em cưới họ, có như thế tâm niệm của sự cố chấp và sự thật sẽ tràn trề trong ánh mắt. Sẽ từ bỏ và thấy em hạnh phúc, nếu hạnh phúc thì bao nhiêu cam chịu, ghẻ lạnh ngày em cưới họ, tôi cũng tận tâm mà chấp nhận...

Tiếng sui gia hai bên vẫn đều đều chậm rãi, nhưng lại chẳng lọt được đôi câu nào vào tai hai người phụ nữ trẻ. Có chăng, thứ duy nhất lọt vào trong lòng họ chỉ còn là hình bóng của đối phương của những ngày xưa cũ. Mà cái gì đã cũ, thì nên để yên đi...

Đám cưới của cậu hai Vỹ, cô ba Ni nhà Hiến Sát Sử được định ngày mồng 1 tháng 11 năm Tân Tỵ 1941. Xung quanh xóm giềng, từ già đến trẻ, từ nghèo đến giàu. Có lòng mà không có của thì họ ghé mà chúc phúc cho gia chủ, có lòng và có tiền thì họ mang quà cáp qua mà mừng. Nên trong sân nhà Hiến Sát Sử, không ngày nào là không rộn rã, không ngày nào mà không có kẻ ra người vào. Duy chỉ có hai con người chẳng lấy nổi nụ cười dành cho nhau, bởi họ dành đó mà tiếp đãi khách khứa tới chúc mừng.

Chúng ta luôn luôn đem đều vui vẻ, hạnh phúc đối đãi với người dưng. Nhưng lại đem những khổ đau, li biệt dành tặng cho người thân. Luôn luôn là như thế...

Ngày mồng 10 tháng 10 năm Tân Tỵ, từ phía trong sân nhà của Tri Phủ Liêm, cha của cậu Hữu chật ních hai chiếc xe hơi màu đen, người làng Phú Thành họ đi ngang nửa hiếu kì, nửa trầm trồ vô cùng. Trong nhà ông Liêm cũng tiếp đãi sui gia là ông bà Hiến Sát Sử không kém phần long trọng, và còn sai người sắp xếp chổ ngủ cho gia đình họ. Bao gồm ông bà Hiến Sát Sử, vợ chồng cậu hai Vỹ và Trân Ni, con dâu sắp cưới cho con trai họ.

Bên ngoài, cậu hai Vỹ, cậu ba Hữu cùng cha hai bên mà nhậu nhẹt, phía sau nhà là bà Hương Điền, bà Hiến Sử, bà Tri Phủ ngồi tiêm trầu, trò chuyện không dứt câu. Chỉ có phòng của Trân Ni và Trí Tú, là lặng như tờ. Ngày mai, cha má Trân Ni sẽ lên làng Lục Sĩ Thành mà ghé nhà Trí Tú, rồi sẽ thưa chuyện với nhà bên đó. Dầu Trí Tú đã bỏ đi, song vì chữ hiếu thêm cưới gả cũng nên báo họ một tiếng, tránh sau này họ làm vạ lại khổ.

Trân Ni nằm yên bên trong giường, chỉ còn vài ngày nữa thôi thì người cô thương phải gả đi, mà phải gọi hai tiếng chị dâu, cớ sao lại đớn đau thế này. Đôi tay cô từ từ đặt lên lưng Trí Tú, miết nhẹ mà không khỏi bật khóc nức nở. Bên đây, Trí Tú nhắm chặt mắt mà bấu chặt góc mền. Trân Ni, đêm nào mà không khóc, có đêm nào là ngủ ngon đâu, cô càng như vậy.

Mỗi đêm dài đăng đẳng, cô không dám ngủ nhiều. Cô sợ, ngủ rồi trời sẽ mau sáng, vậy là không có thêm nhiều thời gian bên cạnh Trân Ni nữa. Chính vì lẽ đó, có đêm nào không nghe tiếng nấc nghẹn của Trân Ni đâu. Càng đau đớn hơn thảy, cô không thể ôm và an ủi Trân Ni, bởi chính mình là nguyên nhân mà? Có một loại đau đớn nào có thể tính bằng nước mắt, bằng đêm trường dài đăng đẳng hay không đây? Không, chẳng có gì đau đớn hơn thảy là nhìn người mình thương đi lấy người khác, lại còn tàn nhẫn lấy người thân của mình. Chỉ để cả hai được gần gũi, chỉ để cả hai có danh phận chị dâu-em chồng...

Trí Tú nghe tiếng nấc nghẹn càng lớn, thêm tiếng ho không dứt trong đêm thì như bị ai rạch từng cuống họng, ngoi ngóp mà thở vậy. Liền xoay mình ôm Trân Ni vào lòng, Trân Ni thấy được ôm là liền quặn lòng mà khóc lớn hơn. Trí Tú chỉ có thể đem đôi tay gầy mà xoa lưng cho Trân Ni, bờ môi khô mấp máy

"Nín đi em, nín đi...em đừng khóc nữa, tui đau..."

Trân Ni càng òa lên, vì ngoài khóc cô có thể làm gì được nữa đâu? Cô không thề oán giận, càng không chửi rủa Trí Tú lấy một lời.

Cô chỉ trách mình phận bạc, trách người càng không tàn nhẫn với đời. Tại sao đời tàn nhẫn với chúng ta như thế, mà người lại cam chịu mà dùng chính đôi tay chặt đi mối lương duyên của chúng ta. Chúng ta yêu nhau đâu có tội, tình yêu của hai người con gái làm gì có lỗi gì đâu. Có chăng chỉ chính chúng ta mới có lỗi mà thôi, có lỗi với tình yêu bấy lâu nay vì đã khiến nó mang toàn sự đau thương, bi khổ, ngượng ngập và nhung nhớ mà thôi...

Nay sự nhung nhớ càng thêm tầng dày, càng thêm bi lụy. Khi người ở trước mặt mình, nay mai lại phải gọi bằng một danh xưng khác, sống một cuộc đời khác với người khác. Là người, chẳng ai đủ cao thượng như thế cả...

Trí Tú lại càng không thể nhẫn tâm để Trân Ni mang hai tiếng bất hiếu, càng không thể để Trân Ni phải lựa chọn bên hiếu bên tình. Bởi vì đã trải qua cảm giác dằn vặt đầy tội lỗi đó, nên cô không muốn lặp lại thêm một lần nào nữa.

Trong đêm tối, tiếng rượu chè huyên náo bên ngoài không dứt lại như một sắc cảnh kì quái với bên trong, với tiếng nấc nghẹn từ cõi lòng của hai cô gái trẻ, đem tình yêu và lương duyên mà người đời cay ghét chôn vào trong tim, để vĩnh viễn sau này coi như người một nhà, nhưng vĩnh viễn không còn gọi nhau hai tiếng "Mình ơi..."

-----------------------------
Tối nay sẽ end...

Đò DọcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ