۵ Hồi 3: Phàm âm khởi (3) ۵

288 14 0
                                    

Trans: Nhật Nguyệt Phong Hoa
***

Trịnh thị thấy vậy bật cười thành tiếng, chút nghi vấn trong lòng bị quét sạch trong phút chốc. "Thôi bỏ đi, là ta nghĩ nhiều rồi."

Tử kiến Nam Tử có ý gì, đây là câu Tạ Trường Yến hỏi Phong Tiểu Nhã sau khi vào thư phòng.

Phong Tiểu Nhã nhướn mày: "Đây là một trong ba câu hỏi?"

"Không phải, là hỏi thêm."

"Vậy không đáp."

Tạ Trường Yến trừng mắt nhưng thấy mặt Phong Tiểu Nhã vẫn lạnh tanh nàng cũng thôi không dây dưa nữa, sau đó bày những mảnh phụ kiện tháo từ hoà thượng gõ chuông ra trước mặt y.

"Muội nhìn ra món đồ này khá giống với Hỗn thiên nghi thuỷ năng(*), lợi dụng đồng hồ cát và chuyển động của bánh xe răng cưa để hoà thượng giơ tay gõ chuông đúng giờ. Có điều trong đồng hồ không phải cát mà là một loại hạt nhỏ lạ, đấy là cái gì?"

(*) Dụng cụ thiên văn phát minh vào thi nhà Hán.

Tạ Trường Yến chỉ hạt li ti màu vàng giống như hạt cát, trọng lượng khá nặng đang lăn lóc trong lòng bàn tay.

"Thép."

Tạ Trường Yến "Á" lên một tiếng, bất ngờ nói: "Đây là loại thép chỉ có ở Trình quốc đấy sao? Nghe nói binh khí chế tạo từ chất liệu này cứng cáp hơn sắt cả trăm lần!"

Yên Bích Trình Nghi tứ phương thiên hạ, mỗi nước làm chủ một phương.

Trong đó, Yên quốc mạnh nhất, thế nước cường thịnh nhất; Bích quốc rộng nhất; Nghi quốc giàu nhất; Chỉ riêng Trình quốc chỉ là quốc đảo nhỏ, tuy nhiên vì có thế mạnh ở binh khí nên đứng ngang hàng với ba nước còn lại.

Thép là chất liệu tốt hơn sắt nổi tiếng ở Trình quốc, cách luyện thành đến nay vẫn là điều bí ẩn.

"Không những cứng cáp mà còn rất trơn nhẵn. Dùng nó thay cát sẽ tránh được tình trạng tắc nghẽn." Phong Tiểu Nhã bổ sung.

Tạ Trường Yến nhìn nắm hạt thép nho nhỏ trên tay, cảm khái muôn vàn nói: "Vật tốt thế này ấy vậy mà chỉ Trình quốc có, họ còn chỉ sử dụng ở mảng binh khí, thật tiếc cho của trời."

Ánh mắt Phong Tiểu Nhã thoáng thay đổi, y cúi đầu nhìn ống tay áo bên phải của mình, sau đó đặt tay trái lên tay áo phải. "Đúng vậy."

Tạ Trường Yến không chú ý đến những thay đổi này của y, nàng hứng khởi nói tiếp: "À đúng rồi, còn nữa, muội thấy dưới chân trái hoà thượng có khắc tên 'Công Thâu Oa'. Công Thâu Oa này là ai thế?"

"Hậu nhân của Lỗ Ban, hiện đang ở Ngọc Kinh."

Tạ Trường Yến mừng rỡ: "Hậu nhân của Lỗ Ban? Chẳng trách làm ra món đồ diệu kỳ tinh tế như thế. Những thứ này đều là y làm sao?"

"Là họ." Phong Tiểu Nhã đính chính, "Là một nhóm người. Bệ hạ muốn khích lệ sáng tạo phát minh nên đã mở lớp dạy học, ban tên là Cầu Lỗ Quán. Công Thâu Oa là thầy giáo ở đó, phụ trách hướng dẫn các đệ tử làm ra những món đồ tinh xảo này."

HỌA QUỐC - THỨC YẾNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ