۵ Hồi 16: Phù sinh như mộng (3) ۵

201 18 0
                                    

Trans: Nhật Nguyệt Phong Hoa
***

Ba người tìm một tửu lâu gần đó, bao một gian phòng.

Ai nấy yên vị xong, Hồ Trí Nhân rút một phong thư ra đưa cho Tạ Trường Yến.

Chuyến này Tạ Trường Yến giả vờ rơi xuống nước nhiễm bệnh, nhờ Hồ Trí Nhân sắp xếp người giả dạng mình ở lại trên thuyền để thu hút sự chú ý của hung thủ trốn trong bóng tối, còn nàng và Mạnh Bất Ly ngồi xe ngựa về kinh. Do loại xe ngựa cỡ to này thường qua lại ven bờ kênh đào nên nàng trà trộn bên trong không dễ bị phát hiện.

Thế Hồ Trí Nhân vốn dĩ đang ở Tân Châu yểm trợ giúp nàng sao lại xuất hiện ở đây vào lúc này?

Nhìn thấy bức thư đó Tạ Trường Yến hiểu ngay.

Trên thư viết bốn chữ "Thân gửi Trường Yến" rồng bay phượng múa, người viết không ai khác là đệ nhất danh gia thư pháp đương thời Tạ Hoài Dung.

"Ngày thứ ba sau khi muội đi, Tạ gia chủ đến nói muốn gặp muội, đón muội về nhà. Ông ấy là bá phụ của muội, không ai dám ngăn cản, kết quả... lộ tẩy rồi..." Hồ Trí Nhân áy náy, "Vả lại không biết tin tức ông ấy đến Tân Châu truyền ra ngoài thế nào mà thân sĩ giới danh lưu địa phương lũ lượt kéo nhau đến xin bái kiến... Tóm lại cuối cùng ai cũng biết Tạ gia chủ đến tìm cháu gái mà cháu gái đã không còn ở trên thuyền."

"Đây là sai sót của ta, đáng lẽ ta nên nghĩ đến sớm hơn." Tạ Trường Yến nhìn nét chữ quen thuộc kia.

Tạ Hoài Dung dạy dỗ nàng nửa năm, nhiều lời hay ý đẹp của ông ấy đến nay vẫn có ý nghĩa đối với Tạ Trường Yến.

Sau chuyện từ hôn, Tạ Hoài Dung từng viết thư trách Trịnh thị dung túng con gái làm bừa, bảo họ mau chóng về nhà. Ngôn từ tuy nghiêm khắc nhưng kèm theo lá thư còn có mười lá vàng. Vào những ngày tháng đầu chưa có nguồn thu nhập, mười lá vàng đó thật là cứu khổ cứu nạn.

Sau đó, quyển một Triều Hải Mộ Ngô Lục xuất bản, Tạ Tri Vi gửi thư đến nói cha rất thích quyển sách này, đặt trên đầu giường thường xuyên lật xem, không còn nhắc đến chuyện bảo họ về nhà nữa. Vậy nên nàng cứ yên tâm tiếp tục du ngoạn, nếu tiện thì nghe ngóng luôn tung tích của nhị ca Tạ Tri Hạnh càng tốt.

Nói đến cũng lạ, cùng du ngoạn bên ngoài nhưng Tạ Trường Yến chưa bao giờ đụng mặt Tạ Tri Hạnh. Người này y như mất tích rồi vậy, ngoại trừ dịp tết mỗi năm viết một phong thư về nhà báo bình an thì chẳng ai biết y đang ở đâu, làm gì.

Tiếp đó nữa thì là bức thư này.

Tạ Trường Yến mở bìa thư lấy bức thư bên trong ra, hiếm có dịp Tạ Hoài Dung không viết thể Thảo thư, chữ viết bên trên rất ngay ngắn.

"Nghe tin đệ muội gặp nạn, không may qua đời, tuy con đã cập kê nhưng vẫn còn nhỏ, nên quay về nhà để dễ bề che mưa chắn gió... Một đời ta tầm thường, trước không có bản lĩnh chấn hưng gia môn, sau không thể bảo vệ người trong tộc bình an, lấy làm hổ thẹn... Nguyện dùng những năm tháng gần đất xa trời còn lại, lấy mình làm gương, chọn người xứng đôi vừa lứa với con, để tận trách người cha..."

HỌA QUỐC - THỨC YẾNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ