Câu chuyện của Mèo (Kết)

115 4 0
                                    

Vừa lúc đó thì Ngọc Duy bên ngoài mở cửa bước vào. Trên người mặc quần tây sơ mi, mặt có make up theo kiểu nhẹ nhàng khả ái. Tôi kêu: "Duy về rồi hả? Còn bia còn mồi nè, vào ngồi cho vui!"
Ngọc Duy nhẹ nhàng từ chối rồi đi thẳng vào nhà tắm. Mỗi ngày đều vậy, không lệch phút nào. Tôi chắc rằng tắm xong cậu ta sẽ leo lên giường đắp chăn đi ngủ. Bên ngoài này, cuộc trò chuyện của mấy thằng ngà ngà say còn chưa chấm dứt. Trời xuôi đất khiến làm sao, Quốc Bảo lại nhớ ra một chuyện: "Ê, tụi bây biết chuyện của cái đứa mới bị đuổi ra khỏi ký túc xá hông?"

Thế Sang hỏi lại: "Cái thằng mà đi về trễ nhiều quá nên bị cắt hợp đồng đuổi đi ấy hả?"

Quốc Bảo hừ một tiếng, nói: "Đó là cái cớ để che mắt người ngoài thôi! Sự thật ghê hơn nhiều! Tao trong Liên chi hội mấy anh chị kể tao nghe hết!"

Minh Khôi chửi: "Mẹ! Cứ úp úp mở mở quài! Kể mẹ đi!"

Quốc Bảo kể tiếp: "Thằng đó làm đĩ trong ký túc xá, bị bắt quả tang nên bị đuổi! Nghe đồn bên trường chuẩn bị đuổi học luôn rồi!"

Duy Long nhăn nhó: "Mày có thể dùng từ khác không? Kêu đĩ nghe tục quá!"

Quốc Bảo gắt: "Làm đĩ là làm đĩ! Dùng từ nào thì cũng một nghĩa vậy thôi!"

Ngọc Lễ nói: "Má tội ghê, bị đuổi học rồi biết làm gì trời."

Quốc Bảo nói: "Tội mẹ gì? Biết bao nhiêu nghề nó không làm đi làm đĩ? Lại còn bắt khách trong ký túc xá dắt về phòng thì ngu rồi! Xứng đáng thôi."

Tôi nói: "Thôi, mình cũng có phải người trong chuyện đâu, đừng nên cay nghiệt quá."

Quốc Bảo tiếp: "Thanh niên trai tráng, biết nhiêu chuyện làm được. Tại siêng ăn biếng làm nên mới chọn nghề vậy thôi. Không cay nghiệt với tụi nó khác gì ủng hộ mại dâm."

Thấy Quốc Bảo càng nói càng xa, mặt tôi nóng hầm hập, trả lời: "Sao mà biết được? Nếu không phải là không còn cách khác thì ai lại muốn làm cái nghề đó để cho người ta xem thường và chà đạp chính mình?"

Minh Khôi nói nửa thật nửa đùa: "Ê, nhiều khi nó làm vì đam mê nữa đó. Làm xong thành ghiền!"

Tôi đáp: "Thì cũng có kiểu này kiểu khác chứ, nghề nào mà không có dăm ba kiểu người. Cùng một nghề, có người làm vì đam mê, có người làm vì tiền, ngành nào chẳng vậy? Đồng ý hông?"

Tùng Dương nói: "Ừ thì đúng là có người này người khác. Nhưng mà mấy đứa làm đĩ thì thường thích việc nhẹ lương cao, không phải sao?"

Tôi phản bác: "Lỡ đâu người ta cần tiền trả nợ, mua thuốc, chăm lo gia đình này kia thì sao?"

Quốc Bảo cười nửa miệng, nói: "Ai kêu gây nợ chi rồi phải bán thân trả nợ? Còn nếu là tao ấy hả, thuốc thang mua bằng mấy đồng tiền nhơ nhuốc như vậy tao cũng không có uống nổi! Xài tiền của đĩ thì cũng coi như là có liên quan, gián tiếp ủng hộ rồi còn gì?"

Duy Long thốt lên: "Nói cái gì mà cực đoan dạ ba?"

Ngọc Lễ lại nói: "Mình có ở trong hoàn cảnh đó đâu mà mình biết!"

Quốc Bảo gắt: "Vậy chứ tụi mày từng làm rồi hay gì? Hay là tụi mày có người quen làm đĩ nên bênh?"

Tôi nói: "Mình chỉ nhìn thấy một phần câu chuyện của người ta, có xác minh được động cơ người ta làm vậy là gì đâu? Biết đâu người ta đã vào đường cùng rồi, không có ai giúp đỡ được, cho nên mới làm tất cả những chuyện mình có thể làm thôi. Thông cảm với ủng hộ không có giống nhau. Thông cảm không có nghĩa là sẽ làm giống người ta. Nói ra thì ai cũng cay nghiệt với cái nghề đó, vậy thử hỏi người ta bất chấp sự cay nghiệt của người đời chỉ vì sự ham vui của bản thân hay gì?"

Ký túc xá nam Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ