Gác lại chuyện học hành ở phố thị xa xôi, tôi cuối cùng cũng về quê đón Tết. Tết năm nào gia đình tôi cũng bận bịu, bởi vì nhà tôi bán tạp hóa. 6h sáng tôi đã bị đánh thức bởi tiếng gọi của mẹ: "Hưng dậy đi con, ra phụ mẹ một tay!"
Hôm nay 30 rồi, người mua kẻ bán tấp nập. Dù nhà tôi nằm trong một khu chợ nhỏ xa thị trấn, nhưng ai nấy cũng chuẩn bị Tết tất bật và chỉn chu nhất có thể. Chắc không phải chỉ ở chỗ tôi, mà ai ai cũng sẽ quan niệm đầu năm mới, trong nhà "nước đầy lu, gạo đầy hũ" thì mới thịnh vượng sung túc. Cho nên mới sớm ra, khách đã đến kêu réo mua gạo mua nước không nghỉ phút nào.Tôi vác cái bộ mặt còn ngáy ngủ của mình ra trông tiệm và tiếp khách, con cu buổi sáng còn cương cứng trong quần. May mà tôi mặc quần form cứng, cho nên cũng không mấy ai nhận ra. Đi lại một lúc thì tôi cũng tỉnh táo, thằng em bên dưới cũng chịu yên phận, nếu không chắc tôi đổi từ bán gạo sang bán nước mía mất thôi.
Đối diện nhà tôi có một quán ăn nhỏ, nhưng rất đông khách vì bà chủ nấu rất ngon. Từ lúc tôi biết ăn đến nay, chưa có một quán ăn nào có thể khiến tôi hài lòng như cái hương vị ấy. Tranh thủ lúc ngơi khách, tôi vội vàng rửa mặt đánh răng rồi phóng sang quán ngồi vào bàn, kêu liền một tô hủ tiếu thơm phức nóng hổi. Hương vị thân quen làm lòng tôi như ấm lại trong cái thời tiết lạnh giá của buổi sớm miền quê.
Còn chưa ăn được mấy đũa, bàn kế bên đã có tiếng hỏi thăm: "Ủa, thằng này con thằng Tư Thành đúng không? Cả năm trời mới gặp nó he!". Thành là tên cha tôi.
Tôi nhìn về phía bên kia, là một người phụ nữ tuổi độ mẹ tôi, nhưng tôi không biết là ai cả. Tôi cũng chỉ cười cười gật đầu cho có lệ. Lúc đó mẹ tôi bên kia lên tiếng trả lời: "Dạ nó con em đó chị ơi. Đi học trên Sài Gòn cả năm mới về."
Bà chủ quán vốn chẳng thân thích gì với ai ở đây, nhưng bà đến đây sinh sống rồi buôn bán cũng đã chục năm, ai cũng mến bà rồi gọi là Bà Mười. Bà Mười nói: "Nó lên đó mới có một năm mà nhìn như người thành phố he. Da dẻ mịn màng trắng tươi, đẹp trai hết sức vậy đó!"
Một người hàng xóm khác ngồi ăn ở bàn trước mặt tôi cũng góp vui vào: "Đâu, hồi đó lúc chưa đi nó cũng trắng vậy rồi. Con bà Tư Thành có đứa nào đen đúa xấu xí đâu?"
Bà Tư Thành là mẹ tôi, ở đây người ta hay gọi người vợ theo tên người chồng cho dễ nhận biết. Tôi nghe họ nói về mình cũng chỉ biết cười trừ ngại ngùng, mà tôi cũng thừa biết sau mấy lời khen ngợi qua loa đó, lại là một lòng ghen ghét đố kỵ với mẹ tôi trong từng việc nhỏ nhặt nhất khi tôi không có ở nhà.
Ngay lúc đó thì có tiếng xe máy lạ hoắc tấp vào nhà tôi, mẹ tôi lật đật chạy qua xem. Tôi ăn xong trở về nhà thì cũng nghe tiếng mẹ bên trong nói lớn: "Quang mới về hả con? Trời ơi cũng 4 5 năm rồi, thiếm nhìn muốn hết ra mày rồi!"
Tôi cười khẩy một cái trong lòng. Hóa ra có phải ai lạ xa gì, mà chính là thằng Minh Quang con trai của bác Ba tôi. Bác Ba là anh của cha tôi, cho nên dù thằng Quang có nhỏ hơn một tuổi, tôi vẫn phải gọi nó là anh mới phải đạo. Nhưng mà Ba nó làm ăn thua lỗ gây nợ nần, khiến cho ba mẹ tôi phải phụ giúp trả nợ, đâm ra tôi không thích ông ta, cũng không thích nó.

BẠN ĐANG ĐỌC
Ký túc xá nam
RomansaGiới thiệu truyện: Điều gì vui nhất trong khoảng thời gian sinh viên của mọi người? Đối với tôi thì đó là những ngày tháng được ở trong ký túc xá và nhìn lén những chàng trai ở cùng. Bốn năm đại học không dài cũng không ngắn, nhưng có những kỷ niệm...