Chương 4

687 32 6
                                    

Chương 4: Chạm khắc ngà voi

Chạm khắc ngà voi có nguồn gốc từ rất sớm, phát triển từ thời kì văn hóa Hà Mỗ Độ*, văn hóa Đại Vấn Khẩu*, trải qua lịch sử huy hoàng thời Đường Tống, đến thời Thanh Minh thì đạt đến đỉnh cao, được chia thành nhiều phái khác nhau. Mảnh chạm ngà này to cỡ ngón cái, màu sắc khoáng đạt, kĩ thuật dùng dao lưu loát gọn ghẽ, thêm vào vài nét bút khiến hình ảnh con nai sừng tấm đang nằm phủ phục hiện lên sinh động như thật, vô cùng tinh tế động lòng người. Kĩ thuật dùng dao của mảnh chạm ngà này thuộc chạm phù điêu nông và khắc âm của Tô Châu, tạo hình nghiêng về nét khéo léo uyển chuyển mà tú lệ của chạm ngà Dương Châu, nó còn mang theo cả khí chất giản đơn hào phóng lại hùng hồn giống chạm ngà Bắc Kinh. Đây khẳng định không phải đồ cổ, hơn nữa nét bút viết tay này chắc chắn là của người hiện đại.

Bạn học Chu Sa nghĩ đi nghĩ lại, rất muốn biết đồ vật quý giá này tại sao lại xuất hiện trong thùng của mình, khả năng duy nhất chính là người mà bản thân va vào ở chợ đêm, có vẻ như cô đã cọ vào quần của người kia khiến đồ vật rơi ra, vừa hay rơi vào thùng, được cô cầm về mà không hề hay biết.

Chu Sa nhớ người đó mặt mày như họa, khí thế kiêu ngạo, vừa nhìn liền biết là người nóng tính, không tìm thấy đồ chắc chắn rất sốt ruột, đêm mai cô sẽ đi tìm người đó để trả đồ.

Chu Sa liền đem mảnh chạm ngà đó bỏ lại trong túi, đặt bên cạnh chiếc hộp gỗ rồi khóa tủ đồ lại.

Ngày hôm sau, kì huấn luyện quân sự.

Các khoa các lớp đúng giờ tập trung. 6 giờ sáng thức giấc, mặc quân phục, thắt lưng da, đội mũ, tiếng còi vừa vang lên, nắm lấy bình nước nhỏ nhanh chóng đi ra ngoài. Đến muộn, cho dù là bao nhiêu lâu, đều phải bò trên mặt đất chống đẩy hai mươi cái. Nữ sinh khoa khác không ngừng chê bai bộ quân phục rằn ri màu xanh xấu chết người. Trời thì nóng nực, mới 6 giờ rưỡi sáng, thời tiết bắt đầu nóng, đến 8 9 giờ nóng đến mức tóc trên đầu đã có thể bốc khói, gần đến trưa là có thể gỡ xuống một lớp da, đám tân sinh viên khổ sở không thôi.

Làn da bị ánh mặt trời chiếu đen bao giờ mới có thể trắng lại được đây?

Thế là từng người từng người bạt mạng bôi kem chống nắng lên người, nhưng lại chẳng thể ngăn nổi mồ hôi chảy xuống như mưa, thế nên một lát sau kem chống nắng cũng trôi sạch, làm khô nứt niềm an ủi linh hồn duy nhất của bọn họ. Nửa ngày còn lại, mệt mỏi đến mức cơm ăn vào đều có thể nôn ra.

Một ngày đằng đẵng qua đi, xương khớp rã rời, bò lên giường, cơm không muốn ăn nước không muốn uống, lại còn đau nhức mà bực nỗi không ngủ được. Có sinh viên gian xảo muốn giả ốm, được thôi, giả bệnh thì mang giấy khám đến đây. Quý cô Ngô Tĩnh, phụ trách phòng ý tế của trường, tướng mạo xinh đẹp như hoa, nhưng chỉ cần đằng ấy còn thở thì đằng ấy không thể không đến trường huấn luyện, "giáo dục thép" của Đại học Tây Hoa không phải gọi cho vui, muốn vờ vịt ư, mấy đứa không có cửa đâu!

Các đồng chí khoa Khảo cổ thật thà, vốn cũng chẳng có mấy người da trắng, những người da trắng bóc như Giang Viễn Lâu hay Chu Sa chỉ là trường hợp ngoại lệ, cũng chẳng ai để ý có bị phơi đen hay không, dù sao sau này dầm mưa dãi nắng còn có thể trắng được sao. Trong lòng mọi người vốn đã có chuẩn bị kĩ càng, chỉ là vị giáo viên quân sự kia sau khi tập hợp hàng lối, điểm danh, cho mọi người quay trái quay phải đằng trước đằng sau quay xong mới phát hiện sắc mặt trắng bóc của bạn học Tiểu Chu, cả người như thể không còn một giọt máu mà kinh ngạc không thôi, cứ ngỡ em sinh viên này bị bệnh, liền quan tâm hỏi, bạn học em có sao không, có cần nghỉ ngơi không?

Chu Sa NhiễmNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ