💫23

26 6 6
                                    

23.

Trong trí nhớ hạn hẹp về tuổi thơ của Thịnh Hạ, vai trò của người cha rất mơ hồ. Gia đình cậu không có đàn ông, Triệu Tiệp là người đóng cả vai cha lẫn mẹ.

Khi còn bé, cha cậu làm việc trong một nhà máy bia, một lần tai nạn bị thiết bị rơi trúng tử vong ngay tại chỗ. Năm ấy, Thịnh Hạ chín tuổi.

Trong ký ức của Thịnh Hạ, Thịnh Vệ Quân là một người đàn ông hiền lành, dịu dàng với vợ con, đồng nghiệp, cũng dịu dàng với chó mèo hoang.

Nhưng ấn tượng của Thịnh Hạ về Thịnh Vệ Quân chỉ dừng lại ở sự dịu dàng ấy. Sau khi ông mất, những thứ ông để lại rất ít, thứ có giá trị nhất là một khoản tiền bồi thường để lại cho họ.

Triệu Tiệp rất thông minh. Khi có khoản tiền kia, ngành du lịch ở Đại Lý vẫn chưa phát triển lắm. Cô tìm cách mua một cửa hàng ở thành cổ, sau vài năm bắt đầu phát triển du lịch mạnh mẽ, đầu tư của Triệu Tiệp bắt đầu tăng gấp mấy lần. Trong lúc đó cô cũng tất bật đi theo người quen bán trà, bán đặc sản, xuất khẩu, bán lẻ, bán sỉ... cái gì có thể kiếm được tiền cô đều thử.

Thịnh Hạ là trẻ sinh non nên sức khỏe không tốt, từ nhỏ đã mắc bệnh nặng bệnh nhẹ liên tục, khả năng miễn dịch thấp, trở trời cũng dễ sốt dễ cảm. Đến tuổi đi học cũng đi học trễ hơn người khác, còn ít nói, lâu lâu nói gì thì bạn cùng tuổi lại nghe không hiểu. Khi đó Thịnh Hạ hầu như không có bạn, ngày ngày chỉ ở trong nhà chơi cây sáo bầu mà cha cậu để lại.

Cũng từ lúc đó Triệu Tiệp bắt đầu nhận ra Thịnh Hạ khác với những đứa trẻ khác. Cậu rất nhạy cảm với âm nhạc, tuy không đến mức thần đồng ba tuổi biết phân biệt nốt nhạc 6 tuổi biết sáng tác nhưng hầu như tất cả các giáo viên từng dạy cậu đều nói Thịnh Hạ rất có năng khiếu. Mà bản thân cậu cũng thích, và sẵn sàng thử bất kỳ loại nhạc cụ nào.

Kể từ khi vào cấp 2 Thịnh Hạ không cần học đàn với giáo viên nữa, vì cậu không cần.

Khi Thịnh Hạ học cấp 2, cấp 3 Triệu Tiệp rất bận rộn, không có thời gian dành cho cậu, nhưng có lẽ vì bù đắp nên mỗi lần Triệu Tiệp về nhà đều mang "quà" cho Thịnh Hạ.

Kèn harmonica, guitar, accordion, piano... Triệu Tiệp không hiểu về nhạc cụ nhưng những gì cô nhờ người mua đều là đồ tốt, đồ đắt đến giật mình. Từng món từng món dần dần lấp đầy trong phòng Thịnh Hạ.

Về âm nhạc, Thịnh Vệ Quân và Triệu Tiệp đều là người mù nhạc, không biết gì về âm nhạc nhưng Thịnh Hạ lại rất có năng khiếu. Điều duy nhất mang đến niềm vui giải trí trong tuổi dậy thì của cậu chính là căn phòng nhạc cụ kia. Cũng may công việc kinh doanh của Triệu Tiệp phát triển tốt, sẵn sàng mua những thứ tốt cho cậu nên khi Thịnh Hạ còn chưa đến hai mươi đã có rất nhiều nhạc cụ tốt đắt tiền.

Nhưng có một điều Thịnh Hạ không thể chịu được ở Triệu Tiệp là... cô quá bao bọc cậu. Bao bọc đến mức không muốn để Thịnh Hạ đi học đại học ở một nơi quá xa, từ khi cậu học lớp 10 cô đã liên tục nhắc học y, học y, học y... Học xong đi thực tập ở đâu, thực tập xong lại...

Sự sắp xếp này khiến Thịnh Hạ rất ngột ngạt, nhưng cậu không phản kháng hay chống đối, cậu cảm thấy để mẹ an tâm là được, không sao.

[DONE] 💫THE STAR SAILOR💫Where stories live. Discover now