Cuối cùng, cô giáo dạy toán trẻ cũng kết thúc bài giảng, nói từ 10 đến 20, chuyển từ khái niệm phép cộng sang phép trừ, "Chúng ta biết rằng 10+1=11, 10+7=17, như vậy ngược lại 11-1=10, 17-7=10, như vậy 17-3=..., giỏi lắm, có nhiều bạn học đã đếm rồi, không cần nóng vội, chúng ta nhìn lên bảng đen..."
Giáo viên dạy toán trước đó đã viết lên sẵn, hàng đầu tiên là 11-9=... , 11-8=... , 11-7=... , 11-6=... , 11-5=... , 11-4=... , 11-3=... , 11-2=... .
Hàng thứ hai là 12-9=... đến 12-3=... .
Hàng thứ ba là 13-9=... đến 13-4=... tương tự đến 18-9=...
Cô ấy trước tiên để cho các bạn học sinh làm bài. Cả lớp hầu như ngẩng đầu rồi đếm tay. Chỉ có cô bé ở phía trước nhăn mặt, có vẻ không muốn làm.
Giáo viên toán nhìn danh sách, nhận ra đây là học sinh mới vừa đến hôm nay.
Suy nghĩ chợt lóe trong đầu nên đã gọi tên: "Chúng ta mời bạn học Đào An Chi lên bảng giải bài tập được không?"
An Chi đứng dậy, nàng cất giọng lanh lảnh: "Thưa cô, cái này chúng ta có công thức, trừ chín cộng một, trừ tám cộng hai, trừ bảy cộng ba, trừ sáu cộng bốn, trừ năm cộng năm. Trừ 9 và cộng 1 có nghĩa là một số trừ cho 9 thì cộng 1 vào chữ số hàng đơn vị của số đó, sẽ là hiệu của phép tính. Ví dụ như hàng ngũ thứ nhất 11-9, số hàng đơn vị của 11 là 1, 1+1=2, như vậy 11-9=2. (Nghiên cứu cả buổi mới hiểu công thức tính toán của trẻ em lớp 1 =]])
Cho nên hàng nhứ nhất đáp án là 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9, hàng thứ hai đáp án là 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9, hàng thứ ba đáp án là 4. 5. 6. 7. 8. 9, đáp án của hàng thứ tư là..."
Cả lớp đều sững sờ, chỉ có giọng nói bình tĩnh của An Chi, những con số phát ra từ miệng của nàng giống như những hạt cườm nhỏ, sắc bén và mịn màng, nảy lên trong không khí.
Các bạn học sợ ngây người.
Giáo viên toán: "...=.="..."
Lòng giáo viên toán âm thầm rơi lệ: Nhịp điệu bị ngắt rồi, vốn dĩ để các học sinh làm bài tập, sau đó cô sẽ hướng dẫn học sinh tóm tắt quy tắc, rút ra công thức rồi cho các bạn luyện tập. Bây giờ chúng ta nên bắt đầu vào giai đoạn nào đây?
Cảm giác như khi bạn tỉ mỉ chuẩn bị câu trả lời, nhưng lại được một người thông minh không tốn chút sức lực nào nói ra, làm cho bạn cảm thấy thất bại.
Giáo viên toán cẩn thận nhìn An Chi, đôi má mềm mại, đứng nghiêm thẳng tắp, dáng vẻ rất chăm chú, trả lời xong thì chớp đôi mắt to đen láy nhìn cô ấy.
Dường như đang nói với cô ấy rằng: Cô ơi, em nói có đúng không? Sao cô không khen em?
Giáo viên toán ho khan, khó khăn nói: "Bạn học Đào An Chi đã trả lời chính xác, rất tốt! Mời em ngồi xuống."
Bạn học Đào An Chi được khen ngợi cũng không hề tỏ ra hưng phấn, bình tĩnh đón nhận ánh mắt của những bạn học khác, ngồi xuống và đặt đôi tay nhỏ bé của mình xuống như thể đó là chuyện đương nhiên.
Giáo viên toán vừa mới tối nghiệp và cần thêm nhiều tương tác trong bài giản của mình hơi cứng người, thở dài thườn thượt. Cậu bé cùng bàn với An Chi nhìn nàng với ánh mắt ngưỡng mộ: Cậu thật lợi hại...
BẠN ĐANG ĐỌC
[BHTT] [EDITING] ĐÀO LÝ BẤT NGÔN - NHẤT TRẢN DẠ ĐĂNG
RomansaĐào An Chi: Ngôn Hề, dì có thương tôi không? Ngôn Hề: Đào Đào, tôi đương nhiên thương con. Đào An Chi: Vậy dì có yêu tôi không? Ngôn Hề: Đào Đào. . . . Tôi không thể. . . .