Năm Hưng Long thứ nhất, sau khi vị hoàng đế trẻ tuổi lên ngôi không bao lâu, đã xảy ra một công cuộc chấn chỉnh ngầm trong hàng ngũ quan lại triều đình. Dưới tay của vị vua trẻ có sẵn nhiều nhân tài vừa hiếu trung vừa ngang tàn hiển hách, có người đã kinh qua ba cuộc chiến với quân Nguyên. Thế cho nên sự non trẻ của vị tân vương vẫn là một nỗi nghi ngờ không hề nhỏ. Không ít người cảm thấy vua còn non nớt, lại thêm sẵn cái lòng tự cao tự đắc vì những công trạng không hề nhỏ của mình mà sinh ra ngông cuồng, ngạo mạn, thái độ khi đứng trước bậc quân vương có phần tự phụ. Mà người khiến cho vị vua trẻ cảm thấy khó chịu nhất chính là vương gia lập dị trong hoàng thất nhà Trần - Nhân Duệ Vương Trần Dụng. Người đàn ông này lắm tài nhiều tật, cầm quân giỏi, ấy cũng lại có đầu óc bán buôn của một thương gia, mê làm giàu dù không phải là hạng ham hư vinh tầm thường. Cũng có thể gọi là người buôn bán vì "đam mê" bởi vì phủ vương gia của ông ta cũng chẳng nghèo đói gì, thậm chí còn dư dả. Chứng nào tật đó, dù từng bị thượng hoàng nhắc khéo về nhưng thương vụ làm ăn buôn bán của mình nhưng Nhân Duệ vương không hề có ý định thay đổi.
Năm đó khi đang trấn giữ ở Vân Đồn, Nhân Duệ vương đã nhìn thấy một nguồn lợi không nhỏ đến từ việc kinh doanh y phục, mũ nón cho dân chúng nơi này. Vì là vùng biên giới nên một phần lớn trang phục của người dân được mua từ phương Bắc, thế là Nhân Duệ vương ra lệnh cấm quân lính mặc đồ hay dùng đồ mua từ bên kia biên giới, ai dùng sẽ bị phạt nặng. Mặt khác ông ta cũng cố tình thu gom hàng hóa trong tay sẵn sàng đẩy ra với mức mức hời lớn. Quả nhiên là thu lại một khoản không hề nhỏ. Khi được Trần Tử Thuyên hỏi đến Nhân Duệ vương vẫn ung dung cho rằng chuyện này chẳng có gì sai, thẳng thừng bày tỏ quan điểm "tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?". Trần Tử Thuyên vốn chẳng ưa cái tính mê vàng bạc vật chất, lại kiêu ngạo của ông ta từ lâu, thế cho nên quyết định để cho Lê Liêm âm thầm điều tra. Ít lâu sau Lê Liêm đã giúp Trần Tử Thuyên tìm được một thương nhân, kẻ có thể coi là "túi tiền" của Nhân Duệ vương, phát hiện người này có hành vi khai báo gian dối, lừa gạt dân lành để tăng tiền đút túi riêng. Trần Tử Thuyên lập tức cho bắt giam và hỏi tội. Mục đích chính vẫn là dằn mặt Nhân Duệ vương, chặn bớt con đường "phát tài" của ông ta.
Sau vụ việc này Nhân Duệ vương cũng biết khó mà nhượng bộ. Sau này Nhân Duệ vương vẫn được Trần Tử Thuyên gọi đi Chiêm thành đánh giặc, hẳn là muốn để cho ông ta có cơ hội lấy lại danh dự trước quan lại trong triều và hoàng thất. Mấu chốt của câu chuyện dài dòng này chính là người thương nhân - "túi tiền" của Nhân Duệ vương khi đó. Sau khi vào đại lao một thời gian ngắn, chưa chịu xong án phạt, cũng không đợi được sự giải cứu đến từ Nhân Duệ vương, ông ta sinh mệnh và qua đời. Gia quyến của người này ở quê nhà cũng rơi vào cảnh lao đao, để lại một vợ và một con trai cùng con dâu. Người con trai vốn bị bệnh, đã ngoài hai mươi nhưng thần trí như một đứa trẻ, sức khỏe yếu đuối, thời đại bây giờ chắc có thể hiểu gần giống với bệnh đao. Sau khi gia cảnh rơi vào khó khăn, người con dâu ôm tiền của trong nhà bỏ trốn, chỉ còn lại người mẹ và cậu con trai dìu dắt nhau. Hai người họ lang thang đến Thanh Hà và được người trong Nghi Dương trang cưu mang và cũng được nghĩa mẫu đặc biệt quan tâm. Người mẹ của người con trai bệnh tật đó không ai khác, là dì Viên.
BẠN ĐANG ĐỌC
Cổ tích một phần ba [full, xuyên không, cảm hứng lịch sử Việt Nam]
Ficção GeralTruyện lấy cảm hứng từ Tấm Cám và những giai thoại lịch sử dưới thời vua Trần Anh Tông. Trần Thương Thương là một cô sinh viên đang ngày ngày bận lên lớp nghe giảng bài môn Triết như bao gen Z học đại học khác. Rồi vào một ngày trời không đẹp lắm th...