Hồi 23: Đoạt Trinh Mợ Ba (🌈🔞 Cao H)(FULL Bản Giới Hạn)

1.4K 34 1
                                    

Bà vợ lớn ông Phạm Văn Nhơn đã chết lâu rồi, mà trong cái làng Đê Đê này từ già chí trẻ ai cũng còn nhớ cái tên của bà, Lê Thị Hồng Gấm. Bà là con gái của thầy giáo Lê Văn Sĩ, thầy sống ở đây từ nhỏ đến lớn dạy dỗ không biết bao nhiêu người tài cho đất nước, có người còn theo cách mạng để chống Pháp, nổi tiếng nhất là anh chàng học sĩ Trương Văn Huy. Nhớ rõ năm đó, anh cùng các bạn đồng trang lứa tụ họp rồi dậy lên cuộc nổi loạn chống Pháp những ngày đầu tiên Pháp chiếm đóng ở Miền Nam, thương thay anh chẳng may bị tình báo của Pháp tố cáo rồi bắt tử hình.

*Chú giải: Trương Văn Huy là học trò cũ, ưu tú nhất của ông ngoại mợ ba Yến, là tình đầu khó quên của mợ ba.

Bà Gấm được cha dạy dỗ đạo đức từ nhỏ nên lúc còn sống bà nhân hậu, dùng cái lòng thương người, hòa nhã để đối xử với mọi người bà con xóm mình nên ai cũng thương bà.

Bà làm vợ của ông Phạm Văn Nhơn, sanh được một người con gái tên là Phạm Thị Quỳnh Yến.

Khi con gái của bà được tròn 15 tuổi thì bà mất do căn bệnh lao phổi. Lúc ấy chồng bà đã già rồi, nếu nghĩ đến tình vợ, thương con gái nhỏ tuổi thì ông đã an phận bó bụ nuôi con đến già. Không hiểu do lúc nhỏ ông nổi tiếng trong làng là nam thanh ngoan hiền, không ăn chơi rượu chè nên đến già cái thói xấu của đàn ông trong ông trồi dậy khiến ông si mê cô gái trẻ trong làng tên Vũ Thị Nở, mong cùng người này kiếm thêm con.

Lúc đó, ông chỉ là Hương quan, một nhân sĩ cố vấn việc lễ nghi trong làng. Tiền lương ba cọc ba đồng chỉ đủ nuôi sống bản thân. Thấy con gái ba háo sắc của địa chủ Đỗ có tình cảm với con gái của mình ông đã bán con để đổi lấy ruộng đất của Đỗ gia. Người con rể này còn giúp ông leo lên được chức Kế hiền, bề ngoài ông luôn trưng ra cho mọi người thấy mình là người có đạo đức, uy tín, thay mặt dân làng dâng hương cầu nguyện trong những ngày lễ lớn ở đình làng.

Cô Vũ Thị Nở vốn là con nhà của ông bán heo hồi trước cũng có ăn, nhưng do làm nghề bất lương, giết hại động vật nên bị chúng hành đến tan nhà nát cửa, gia đình suy sụp, nên cực chẳng đã, cô phải ưng người lớn tuổi mà giàu có, đặng nương dựa tấm thân. Cô đã có sắc mà lại lanh lợi, bởi vậy lão già háo sắc họ Phạm cưới cô về thì ông ta yêu cô vô cùng.

Cũng không ít lâu sau, cô sanh cho ông được một đứa con trai, ông mừng quýnh đặt tên là Phạm Văn Hào, mong con trai ông sau này lấy được vợ hào môn thế thiệt giúp dòng họ Phạm khai chi tán nghiệp.

Cô Vũ Thị Nở rất cao trí, nàng không đỏng đảnh như những cô gái trẻ đẹp khác, cô càng nhỏ nhẹ, càng cung kính, ông muốn điều chi cô điều làm cho ông hết thảy nên ông Nhơn càng yêu thương cô vô cùng, đến chùm chìa khóa tủ sắc ông cũng giao cho vợ giữ.

Tối đó, cô Nở nằm cạnh chồng thủ thỉ cái gì đó trông rất gian xảo.

Do bà Gấm chết lúc làm dâu, nên phần xác đang chôn ở Phạm gia, cứ mỗi năm đám dỗ của bà, mợ ba Yến cùng chồng điều về làm đám dỗ.

Tổng đốc Phương mới từ Pháp về tuy mệt vẫn bảo đám hầu chở mình cùng mợ ba về quê đến nhà cha vợ để mần cái đám dỗ má vợ.

[Bách Hợp - Thuần Việt] Mình Ơi! Em Yêu MìnhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ