Hồi 49: Cuối Đời Vẫn Nhớ

303 10 1
                                    

Đã nhiều ngày rồi trời Sài Gòn nắng thiệt đẹp, đường sá tấp nập người qua kẻ lại, kẻ buôn bán người mua thực sự phồn vinh.

Thời này nổi tiếng nhứt là khu Sài Gòn Chợ Lớn, chợ Lớn là nơi giao thương buôn bán rất sầm uất, cứ đến đây người ta sẽ tìm được thứ mình muốn mua bị các thương hoa người Hoa rất giỏi trong việc kinh doanh, họ giỏi kiếm được những nguồn hàng tươi mới và hợp giá nên người dân cũng thích mua.

Nhân dịp rãnh rỗi mợ ba Yến nói với chồng hay chồng cùng mợ đi lựa vải để may áo nho nhỏ cho con trai hai người, tổng đốc Phương bểu thằng Coi chở hai người đến tiệm vải nào đó ở Chợ Lớn mới mở không lâu mà mợ ba Yến mê lắm, bị mợ bảo cô chủ tiệm vải là người cùng quê nên đăm ra chị em bạn hàng rất thân thiết. Mợ hay đến mua để ủng hộ với nói chuyện với cái cô chủ bán vải đó. Mợ ở đây cũng lâu rồi nên thông thạo người ở đất Chợ Lớn đa số là người Hoa, nên mợ cũng không mấy gì thân thích với họ, chỉ có chồng mợ thì hay qua lại làm ăn với họ thôi, nói gì người cùng quê cũng dễ dàng thấu hiểu nhau hơn đó đa.

Mặt trời mới mọc không bao lâu, ánh bình mình đã làm chói mắt người đi đường. Khung cảnh Sài Gòn thời Pháp thuộc phồn thịnh nhứt hiện lên thực sự ấn tượng. Hai bên đường toàn là quán xá đông nghẹt người, với những bảng hiệu chữ Tây in đính kèm bên dưới là chữ Quốc chữ. Những cô nữ sinh Sài Gòn mặc áo dài trắng lả lướt trên đường, mấy anh nam sinh mặc áo sơ mi trắng thấy gái đẹp nhìn mình cười thẹn thì lại đem lòng thương nhớ.

Ở trên đường mấy người đàn ông ngồi ăn sáng đọc báo uống cà phê rồi bàn chuyện thiên hạ đổ đầy con đường lớn, mấy cô mấy thiếm thì tất bật đem hàng ra chợ bán. Ôi thôi, cái gì cũng có hết mùi đồ ăn quyện vào mùi cà phê Việt tạo nên một cảnh sắc Sài Gòn buổi sớm rất riêng, rất Sài Gòn.

Tiếng chim hót véo von trên cành cây, ở những công viên mấy cụ già kéo nhau ra tập thể dục buổi sớm thực sự thanh bình.

Thực dân Pháp đến nước ta để đô hộ là thực, nhưng theo dòng lịch sử dọ cũng mang đến một nền văn hóa mới, một sự giao thoa văn hóa cũng đã khai triển tư duy của người dân An Nam trọng lễ nghi phong kiến, một phần xóa bỏ thời đại vua chúa lỗi thời, cùng mang đến những kiến trúc mới ở đất An Nam như Bưu điện trung tâm Sài Gòn, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố, Chợ Bến Thành, vâng vâng và mây mây.

Mợ mang bầu tròn lủm nắm chặt cánh tay dẫn chồng vô cái tiệm vải thân thuộc của mình. Hay vợ chồng nhìn nhau đắm đuối trao cho nhau một cái nhìn tình tứ rồi cùng bước vào trong tiệm vải.

Lụa năm nay đã vừa tròn 19 tuổi, nàng còn trẻ lắm sao khi đẻ con nhan sắc càng mặn mòi hơn nữa. Gái một con trông mòn con mắt. Tuy chưa có chồng nhưng đã có con là trái với đạo đức nhưng mà cô gái trẻ vẫn muốn giữ lại đứa trẻ. Lúc biết tin mình mang cốt nhục của kẻ tàn ác bất nhơn cô cũng từng lóe lên tia suy nghĩ tàn ác là muốn bỏ nó nhưng mà khi trí óc tỉnh táo cô nghĩ cho cùng nó cũng chỉ là một đứa con nít.

Làm mẹ đơn thân thực sự cực khổ, lẽ ra cô nên nói với cha đứa trẻ về đứa con trong bụng mình, nhưng vì quá xấu hổ cô âm thầm đẻ nó ra, tự nghĩ mình nuôi con được mà cần gì kẻ ác nhơn đó. Nó là một đứa bé trai cô đặt tên là Nguyễn Văn Chấn, mang hàm nghĩa sự oai phong, mạnh mẽ. Chấn cũng có nghĩa là sấm sét. Lụa mong con trai sau này sẽ trở thành một người đàn ông mạnh mẽ, làm trụ cột cho gia đình, một người đàn ông đích thực biết bảo vệ đùm bọc cho gia đình, thương vợ thương con hiếu thuận với mẹ.

[Bách Hợp - Thuần Việt] Mình Ơi! Em Yêu MìnhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ