Hồi 28: Người Vợ Chân Chất Thật Thà (🌈🔞 Cao H)

783 26 2
                                    

Chuyện tổng đốc Phương có một người vợ lớn sống ở Sài Gòn sớm muộn cũng được phanh phui và còn hơn nữa là mợ ba lớn đang mang bầu cháu đích tôn của Đỗ gia, nên ông bà phú hộ Đỗ mừng dữ thần mới vừa nghe tin mừng đã lật đật kêu thằng đinh chở lên Sài Gòn thăm mợ ba lớn.

Dạo đó về sau, mấy mợ ba nhỏ, kể cả mợ hai thì mạnh ai nấy buồn theo cách của riêng mình. Mợ hai mỗi lần buồn cứ nhốt mình trong phòng tìm kiếm sự thanh tĩnh nơi cõi Phật, ngày nào người ở Đỗ gia cũng nghe mợ tụng kinh niệm phật thành tâm dữ lắm, nhưng còn tâm mợ đã động hay yên thì có mỗi mình mợ hai mở hiểu được.

Nói về mợ ba Trang, lúc mở buồn thì mở lại xách giỏ, mặc đầm đi tìm đám tiểu thơ con nhà giàu, rủ nhau đi nhảy đầm, ăn sơn hào hải vị cùng những kiểu chơi trác táng, khi nào hết tiền tổng đốc Phương cho thì mới thấy mở mò về nhà chồng, ăn cơm canh đạm bạc chồng cho tiền lại đi chơi tiếp. Mợ chơi hoang phí lắm, tổng đốc Phương cho mợ mấy trăm ngàn bạc mợ chơi có vài hôm đã tiêu sạch, mợ chơi như con gái ở chợ, con nhà giàu có, nhiều đám bạn bè chơi thấy mợ tiêu tiền như nước họ còn tưởng mợ xuất thân từ gia đình giàu có chứ ai mà biết được ngày xưa nhà mợ nghèo rớt mồng tơi, mợ còn phải lặng lội từ Bắc vô Nam để làm công nhân trong đồn điền cao su. Mà lời tổng đốc Phương nói chẳng sai, cơm của Đỗ gia tốt lắm, ai ăn vào rồi gầy gò ốm yếu đen đúa mấy cũng trở nên mập mạp hồng hào trắng trẻo. Mợ ba Trang chính là bằng chứng sống, thêm tài trang điểm khéo, mợ ba Trang đẹp còn hơn mấy cô gái sành điệu ở Sài Gòn nữa đa.

Thôi đoạn này dành cho mợ ba Hến nên không viết hai mợ kia đâu đa.

Mợ ba Hến là con gái ở đồng, thuần nông. Ăn bao cơm bao gạo của Đỗ gia mà mợ cũng còn khờ khạo, quê mùa dữ lắm. Ít học, chữ nghĩa thì cũng không thạo mỗi lần chồng ở Sài Gòn gửi thư về nhà hỏi thăm sức khỏe gia đình. Trong nhà ai cũng biết đọc chữ mỗi người tự lấy thư của mình vô buồng mà đọc. Chỉ có mỗi mình mợ cằm lá thư mà chẳng hiểu bên trong nói gì, may có mợ hai Ái thấy mợ khờ nên thương mợ giúp mợ đọc lá thư đó. Lạ đời mỗi lần mợ hai Ái đọc đến những đoạn thân mật chồng viết dành riêng cho mợ là mợ hai Ái dừng lại tóm tắt là chồng thương mợ rùi trả lại lá thư cho mợ. Nghe đến chồng còn thương còn nhớ đến mình mà mợ ba Hến mừng quýnh, tối nào mợ cũng mở thư chồng tự tay viết ra ngắm nghía rồi ôm vô mình để ngủ.

Mợ nhớ chồng, nhớ mà ra ngẩn vào ngơ. . .

Mợ tuy khờ thiệt chứ hôn có giả bộ nhưng mà mợ biết làm ruộng làm vườn, biết nuôi gà chăn vịt cỡi trâu, biết nấu ăn rất ngon, còn viết coi sóc việc nhà.

Từ hồi, ông bà phú hộ Đỗ lên Sài Gòn thăm con dâu ba lớn, mợ ba Trang bỏ nhà đi chơi với bạn bè, mợ hai Ái suốt ngày giam mình trong phòng tụng kinh niệm phật không thèm quan tâm chuyện vặt vãnh thừa thãi, mọi chuyện trong cái Đỗ gia này một tay mợ ba Hến quản hết.

Cha má chồng, chị em mần dâu lớn nhỏ điều chê mợ quê mùa, khờ khạo nhưng hết thảy người dưới trong nhà điều thương mợ ba Hến vô cùng, thương mợ vì mợ đối đãi hòa nhã, nhân hậu với mọi người làm, thương mợ vì bao nhiêu chuyện vặt vãnh lớn nhỏ trong nhà không con dâu nào muốn quản vì sợ mệt, sợ nhức đầu, mỏi vai chỉ có mỗi mình mợ chuyện gì cũng lăn tăn xông pha, giải quyết gọn gàng. Dù mấy chuyện mợ giải quyết nó nhỏ thiệt, nhỏ đến chẳng ai buồn quan tâm nhưng nó nói lên mợ là người biết thương người, biết được với mình là chuyện nhỏ nhưng có thể là chuyện lớn với người ta, mợ có tấm lòng hiền lành, biết yêu thương người khác, yêu thương người thấp kém hơn mình.

[Bách Hợp - Thuần Việt] Mình Ơi! Em Yêu MìnhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ