Chưa có nước nào (trừ những nước nghèo khú đế không có cái để ăn) mà văn hóa đọc lại không được xem trọng như ở Việt Nam. Nói đúng hơn, người Việt Nam có đọc, nhưng đọc rất ít và đọc rất kém. Rất ít là vì sao? Vì người dân Việt Nam chưa thực sự chú trọng tới lợi ích của việc đọc sách, và đa số đang đi theo một quá trình trưởng thành quy chuẩn với học – kiểm tra – thi – xin việc và đi làm mà hoàn toàn không có thời gian cho văn hóa đọc. Rất kém là thế nào? Là việc thị trường sách và gu đọc sách tại Việt Nam khá hạn hẹp. Có đến 80% sách được lựa chọn bởi người trẻ Việt rơi vào các thể loại tình càm như ngôn tình, truyện teen, tản văn tình cảm...và một số rất ít dành cho các thể loại khác hoặc dòng văn học kinh điển và sách học thuật. Sách giáo khoa chiếm phần lớn thị phần và sách tô màu cho trẻ em mang lại lợi nhuận đáng kể cho các NXB, các thể loại sách chiếm thị phần nhỏ trong thị trường lớn như viễn tưởng, giả tưởng, trinh thám...không thực sự được chú trọng quá nhiều vì mang lại rất ít lợi nhuận do thị hiếu của độc giả. Nếu bạn bước vào một nhà sách, có đến 4/5 gian trưng bày chất đầy ngôn tình và truyện tình cảm, đời thường, tản văn Việt Nam. Điều này cho thấy văn hóa đọc tại đất nước này không được xem trọng.
Thế nào gọi là không được xem trọng? – Văn hóa đọc là một khái niệm khá mơ hồ về việc dân số của một đất nước có quan tâm tới việc đọc sách và chất lượng sách hay không. Nói cách khác, việc bạn lựa chọn thể loại và đọc bao nhiêu cuốn sách mỗi tháng/mỗi năm thể hiện sự quan tâm tới văn hóa đọc sách của bạn. Đây được xem là một khái niệm tương đối về văn hóa đọc tại Việt Nam. Và dĩ nhiên không khó để nhận thấy rằng xu hướng lựa chọn sách của người trẻ Việt rất bó hẹp trong một số thể loại nhất định, dường như phần lớn các trẻ nhỏ không được lựa chọn sách phù hợp cho việc đọc và phát triển, trong khi đó thanh thiếu niên lại đổ xô đi tìm đọc các nguồn sách mang giá trị giải trí và bị biến tướng như ngôn tình là chính, một phần nhỏ trong số đó lựa chọn sách truyện khác biệt nhưng thể loại chủ yếu thuộc về dòng văn học lãng mạn, chỉ có một số rất ít những người trẻ lựa chọn sách thể loại khác và rất hiếm người theo chuyên sâu với dòng sách học thuật. Chỉ việc bước vào một nhà sách và xem xét cách cửa hiệu đó bày biện các thể loại sách, hoặc kiên nhẫn ngồi chờ vài tiếng để nhìn thấy khách hàng lựa chọn những loại sách gì cũng có thể biết được thị hiếu của người trẻ khi nhắc đến "đọc sách" là như thế nào. Từng có một lần trong hiệu sách quen, một anh trai trông cũng tầm U30 đã nhìn mình ngạc nhiên và hỏi "Em đọc được những cuốn sách này à?" trong khi trên tay mình chỉ là vài cuốn thể loại kì ảo và trinh thám. Hỏi ra mới biết được trong cái nhìn của đa số người cho thấy giới trẻ Việt – mà chủ yếu là giới nữ, chỉ thường xuyên đọc các thể loại tình cảm, ngôn tình và đam mỹ, truyện teen là chính. Sự ngán ngẩm tới từ những đối tượng có sở thích đọc sách (tạm gọi là) chân chính phần nào cũng thể hiện văn hóa đọc nghèo nàn tại Việt Nam.
Cũng chính vì định hướng thị trường do thị hiếu chung của đối tượng có vừa đủ khả năng để đọc sách này dẫn tới việc các NXB không lựa chọn nhiều đầu sách đa thể loại, mà luôn hướng tới việc chọn các tựa sách đủ hấp dẫn và hợp thị hiếu hơn là mạo hiểm đưa ra một thể loại khác chưa chắc có đủ khả năng lên trend như tình cảm lãng mạn. Do vậy, càng nhiều hơn những đầu sách thiếu chất lượng nhưng "đủ tiêu chuẩn" trong trending vẫn được xuất bản nhờ sự dễ dãi của khách hàng và văn hóa đọc yếu kém tại Việt Nam.
BẠN ĐANG ĐỌC
QUAN ĐIỂM VIẾT 2013-2017
Non-FictionTopic bao gồm những quan điểm cá nhân về nghề cầm bút tại Việt Nam, các bài viết đều là ý kiến chủ quan của tác giả.