CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI MỚI SÁNG TÁC

1.2K 118 20
                                    

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI MỚI SÁNG TÁC

Bất cứ nghệ nhân nào khi đạt đến đỉnh cao đều bắt đầu từ một người học việc, trong viết lách cũng thế. Một căn nhà không thể xây lên mà không có nền móng, một cây trái sai quả không thể hư gốc, và một người viết văn luôn cần bắt đầu từ những lỗi sai lầm cơ bản mới tiếp tục nâng cao trình độ được. Dưới đây là một số lỗi thường gặp ở các bạn mới sáng tác, dựa trên ý kiến chủ quan của mình trong quãng thời gian đọc và review tác phẩm cho các bạn.

MOTIF TRÙNG LẶP, NHÀM CHÁN
Thường gặp ở đa số các bạn mới bắt đầu cầm bút là việc motif truyện bị trùng lặp. Việc này là do khi vừa làm quen với việc tự sáng tác, các bạn vẫn chưa thể dứt khỏi cái bóng quá lớn tới từ các tác giả yêu thích. Do vậy đâu đó trong câu chuyện của bạn vẫn đóng đinh những tình tiết quen thuộc lấy ra từ các motif thường thấy mà bạn đã từng đọc, việc này cũng không hẳn là xấu, vì chỉ cần viết lách một thời gian và nếu bạn có sự cố gắng thì thời điểm dứt được khỏi cái bóng ấy sẽ đến sớm thôi. Tuy nhiên nếu chỉ tận dụng một motif, một khung sườn truyện lặp đi lặp lại quá lâu thì vô hình trung việc này sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng tiến bộ của bạn. Điều này cũng có thể xảy ra ở những người viết lâu và viết quen trong một thể loại.

Khi mới bắt đầu viết và chưa định hình được phong cách, mình khuyến khích các bạn viết đa thể loại và thử nhiều cách viết khác nhau. Việc này giúp bạn có thêm nhiều sự cọ xát và khiến bạn nhận ra phong cách riêng của mình nhanh chóng hơn, ngoài ra còn giúp bạn có kinh nghiệm đối phó và kết hợp trải nghiệm từ nhiều thể loại vào dòng văn mà bạn lựa chọn sau cùng.

LOGIC MẠCH TRUYỆN
Có rất nhiều bạn trẻ mới viết lách mắc phải lỗi này. Mình cho rằng đây thuộc về trải nghiệm của các bạn khá ít ỏi nên tư duy vẫn chưa hình thành trọn vẹn, ngoài ra với lứa tuổi, trí tưởng tượng của bạn cũng vượt trội hơn trong khi vẫn chưa hề cọ xát với thực tế, các kinh nghiệm và tư liệu có được đều được tới từ nguồn bên ngoài nên bạn vẫn chưa "hiểu" được mọi thứ để sắp xếp câu chuyện được hợp lý. Điều này thực chất rất bình thường và dễ xử lý, tất cả các vấn đề nêu ra tại bài viết này đều có thể giải quyết, nếu như bạn thực sự muốn nâng cao trình độ của mình.

Đối với vấn đề logic mạch truyện, mình khuyến khích các bạn đọc thêm nhiều bản tin xã hội - văn hoá - hình sự từ các báo đài chính thống. Điều này giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về xã hội mà mình đang sống, từ đó áp dụng vào truyện hoặc suy ra cho các bối cảnh khác. Ngoài ra, các bạn cũng có thể đọc một số sách non-fiction về chính trị, lịch sử, kinh tế...để hiểu thêm về phương pháp viết và tư duy, tiếp cận với nhiều luồng quan điểm khác nhau. Mình cũng khuyến khích các bạn đọc và phản biện, tức là đọc và suy nghĩ về điểm chính của người viết, rồi đưa ra suy nghĩ của mình về quan điểm đó. Việc mình yêu cầu và khuyến khích tranh luận cũng là để các bạn tập luyện tư duy phản biện một cách nhanh chóng và hoàn thiện hơn.

KHÔNG LÊN CỐT TRUYỆN
Viết theo cảm hứng luôn là một trong những đặc điểm của người viết, nhưng đối với các câu chuyện dài hơi, viết theo cảm hứng đã trở thành nhược điểm chí mạng khi tác giả không thể kết nối lại các tình tiết và sẽ dẫn đến việc xảy ra nhiều lỗ hổng trong cốt truyện. Nhất là đối với thể loại kỳ ảo - viễn tưởng, việc không lên cốt truyện rất dễ khiến thế giới mà bạn cố gắng xây dựng bị sụp đổ đồng thời cũng hạn chế độ sâu sắc của toàn bộ câu chuyện. Mặc dù cảm hứng là yếu tố rất quan trọng nhưng mình cho rằng ở những người mới bắt đầu viết, hãy cố gắng viết mà không dựa vào cảm hứng càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giảm tỷ lệ bị writer's block và giúp truyện liền mạch hơn, chóng hoàn thành hơn để có thể đào hố mới.

QUAN ĐIỂM VIẾT 2013-2017Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ