Bất cứ ai khi đặt bút viết lách đều mang theo những câu hỏi dai dẳng: liệu truyện của bản thân đã thực sự hay hay chưa? Nếu nó hay thì tại sao bạn vẫn chưa có được lượng người hâm mộ như ý? Làm thế nào để biết được rằng truyện của bạn có thực sự hay? Một số đặc điểm và kinh nghiệm viết truyện bên dưới đây có thể giúp bạn ít nhiều.
1. Hiểu được bố cục của một câu chuyện hay
Thông thường đa số các bạn trẻ yêu viết lách vẫn luôn đặt bút xuống kể lại câu chuyện của mình theo một cách cảm xúc và tùy hứng thú, do vậy những câu chuyện của bạn vẫn còn đâu đó một hoặc nhiều lỗ hổng khiến nó không bao giờ có thể đạt đến độ gần như hoàn hảo và tiếp cận được với sở thích của đa số người đọc được. Hiểu được bố cục của một câu chuyện hay là bước đầu tiên giúp bạn phát triển khả năng viết lách và hệ thống lại nội dung truyện của mình hấp dẫn hơn.
Một câu chuyện hay cần có tới 5 yếu tố chính để trở thành bố cục hoàn hảo: Cốt truyện, Bối cảnh, Nhân vật, Lời thoại và Phong cách. Nếu thiếu 1 trong 5 ý trên thì câu chuyện vẫn có thể hoàn thành nhưng cũng giống như chiếc pho mát bị cắt mất một phần và không thể nào trở thành hình tròn hoàn hảo được vậy. Tại sao một câu chuyện lại cần có toàn bộ những yếu tố trên? Các phần phân tích bên dưới đây sẽ chỉ ra rõ ràng hơn cho các bạn hiểu thêm.
Đầu tiên, bạn cần phải có một cốt truyện. Đúng vậy, nếu không có cốt truyện, bạn sẽ chẳng có gì để hình thành nên bối cảnh và nhân vật riêng cho mình được chứ đừng nói đến những cái chi tiết hơn như lời thoại và giọng văn/phong cách. Cốt truyện thường được hình thành từ một chi tiết nhỏ rồi phóng to ra thành viễn cảnh và chia thành nhiều mốc chính, từ đó đi sâu vào chi tiết dần dần rồi hình thành nên cách hướng phát triển khác nhau. Từ đây, Nhân vật được định hình. Các nhân vật được đưa vào cốt truyện sao cho phù hợp với diễn tiến và trở thành những chiếc xương sườn nâng đỡ cho cốt truyện là cột sống chính, nhân vật càng sâu sắc, cốt truyện càng thêm hấp dẫn. Khi đã có đủ hai yếu tố ban đầu, Bối cảnh dần được hình thành dựa trên các tình tiết mà nhân vật được đặt vào và sự miêu tả của tác giả, một câu chuyện có hai bối cảnh: Lớn và nhỏ. Cũng giống như một bộ phim, bối cảnh tổng thể là không gian xuyên suốt trong câu chuyện, nó tạo thành một thế giới rộng lớn mà nơi đó bạn đặt nhân vật của mình. Các bối cảnh nhỏ hơn, được gọi là phân cảnh, trở thành những góc quay cho từng chi tiết nhỏ diễn ra trong câu chuyện của bạn, từ những phân cảnh này, Lời thoại xuất hiện. Lời thoại là biểu trưng cho tính cách nhân vật, cũng như giúp câu chuyện trở nên sống động hơn. Sau cùng, dù được xem như một yếu tố chính nhưng Phong cách có một chút tách biệt riêng so với bốn yếu tố còn lại. Phong cách ổn định và hòa hợp xuyên suốt câu truyện được xây dựng từ kinh nghiệm của tác giả, bạn không thể dùng cách viết trữ tình cho thể loại trinh thám và lời dẫn gãy gọn cho một câu chuyện viễn tưởng cần miêu tả nhiều được. Định hình phong cách là định hình bản thân tác giả, từ đó định hình bối cảnh truyện và tất cả những yếu tố còn lại. Nhận ra được phong cách phù hợp cho riêng mình khá khó khăn nhưng nếu cố gắng thì sớm muộn gì bạn cũng có thể đạt được.
Nếu sau khi đọc xong bài viết này mà bạn vẫn còn khá nhiều điều thắc mắc tuổi hồng không biết hỏi ai thì có thể comment câu hỏi bên dưới, hoặc gửi ẩn danh câu hỏi ở phần "Liên kết bên ngoài" trong bài viết này , mình sẽ cố gắng hỗ trợ và giải thích cho bạn trong khả năng có thể :D
https://goo.gl/lXaqDm
BẠN ĐANG ĐỌC
QUAN ĐIỂM VIẾT 2013-2017
No FicciónTopic bao gồm những quan điểm cá nhân về nghề cầm bút tại Việt Nam, các bài viết đều là ý kiến chủ quan của tác giả.